Ký sự chuyến du lịch Nhật Bản của gia đình Cường Diệu 28 .08. 2019
Gồm 09 Albums - mỗi album khoãng 200 tấm hình ảnh kỷ niệm cùng với các con cháu ,những khoảnh khắc tuyệt vời nầy đã qua đi nhưng sẽ mãi ghi lại nơi đây cho các thế hệ trong gia đình mai sau nhớ đến ông bà cha mẹ... Mời mọi người cùng xem - Album nầy hình nhiều chờ vài phút để có thể tải xuống hết hình ảnh đầy đủ !
ALBUM 06 : Ngày 05 : Chúa nhật 01/9 Dùng cơm trưa ở KYOTO -
THAM QUAN BẢO TÀNG RƯỢU SAKE GEKKEIKAN OKURA - "NGƯỜI MẪU" KIMONO Ở KIMYOMIZU
Ăn uống tại Nhật là một trải nghiệm vô cùng thích thú và đáng để nhớ cho chuyến đi du lịch Nhật Bản của gia đình chúng tôi .Văn hóa Nhật Bản ngoài trà đạo ra chúng ta cần phải nói đến các món ăn của Nhật Bản trong đó cần phải kể đến rất nhiều các món ăn và đặc sản địa phương rất cầu kỳ và đa dạng !
Tui thích món mì ramen cuả Nhật - Kyoto là một kho tàng các loại Ramen tuyệt hảo.
Ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng với nguyên liệu hảo hạng và cách chế biến, trình bày đầy tính nghệ thuật. Ngoài ra, người Nhật còn có những quy tắc thú vị trong cách ăn uống khiến các du khách bất ngờ
Ông nội đẩy xe êm quá ! Bảo ngũ ngon luôn 🤗🤗🤗
Đẹp trai không bà con 😜
Nhìn Chi Chi đã thiệt ! bú sửa vắt chéo giò sung sướng quá 😘
Trên đường đi đến Bảo tàng rượu Sake ở Kyoto dọc đường có những căn nhà rất xinh xắn dể thương , mọi người dừng lại chụp hình 🤗
Tấm hình thật dể thương cùa gia đình nhỏ Sỹ Nhi
Trên đường đi đến bảo tàng rượu Sake ở Kyoto
Trên đường đi đến bảo tàng rượu Sake ở Kyoto
Trên đường đi đến bảo tàng rượu Sake ở Kyoto
Trên đường đi đến bảo tàng rượu Sake ở Kyoto
Các bé mệt mõi ngũ trưa rồi !!! 👦🧒👩🦰
Các bé mệt mõi ngũ trưa rồi !!! 👦🧒👩🦰
.Các bé mệt mõi ngũ trưa rồi !!! 👦🧒👩🦰
THAM QUAN BẢO TÀNG RƯỢU SAKE GEKKEIKAN OKURA Ở KYOTO 👳♂️
Nhắc tới Nhật Bản, đất nước mặt trời mọc với bề dày truyền thống lịch sử, người ta sẽ nhớ ngay tới đặc sản rượu Sake- một loại rượu đặc trưng của nơi đây. Nhưng ít ai biết rằng, không chỉ đơn thuần có nổi tiếng với rượu Sake mà Nhật Bản còn có cả một bảo tàng trưng bày những hình ảnh về nhà máy sản xuất ra loại rượu sake truyền thống.
Sake theo cách hiểu phổ biến trên thế giới là một thứ rượu nhẹ truyền thống nấu từ gạo qua nhiều công đoạn lên men mà người Nhật gọi là Nihonshu (日本酒 | Rượu Nhật Bản) hoặc Luật Thuế Rượu của Nhật Bản gọi là Seishu. Thêm nữa, người nước ngoài khi nói về sake thường hàm ý thứ Nihonshu nguyên chất. Trong khi đó, người Nhật có thể pha nhiều thứ vào Nihonshu như đường, gừng hay ngâm một số thứ hoa quả vào Nihonshu. Trong các thứ rượu ở Nhật Bản, chỉ có Nihonshu và các loại Nihonshu pha hay ngâm khác mới uống cả lúc nguội lẫn lúc nóng.
Bảo tàng rượu Gekkeikan Okura do công ty sản xuất rượu Gekkeikan quản lý, có trưng bày, lưu giữ các loại dụng cụ chế biến rượu quý nhằm giới thiệu về phương pháp chế biến và lịch sử rượu Nhật được lưu truyền ở thị trấn Fushimi. Hầm rượu cũ thời Meiji (1868-1912) - được xây dựng ở vùng đất sản sinh ra công ty Gekkeikan, bên dòng sông Horigawa - vốn là con hào bao quanh thành Fushimi, được sửa chữa lại và chính thức sử dụng làm bảo tàng từ năm 1987.
Khu vực Fushimi của Kyoto vốn là nơi có mạch nước ngầm chất lượng tốt và sản lượng lúa dồi dào; từ sự ưu đãi của thiên nhiên và khí hậu, từ thời Muromachi (1336-1573), vùng này đã nổi tiếng phát triển nghề chế biến rượu và khi Toyotomi Hideyoshi xây dựng thành Fushimi, nơi này được biết đến là địa phương sản xuất rượu hàng đầu Nhật Bản. Hiện tại, Fushimi có sản lượng rượu chiếm 17% sản lượng rượu Nhật trên toàn quốc và có đến 50 công ty sản xuất rượu. Dòng sông Horigawa với 2 hàng cây xanh mọc 2 bên bờ cùng các kho rượu với tường đất màu trắng nằm nối liền nhau, đặc biệt mùi cơm rượu lên men phảng phất khắp khu vực nên chỉ cần bước đến khu vực này bạn sẽ cảm nhận được đầy đủ bầu không khí của một khu phố sản xuất rượu.
Bảo tàng Nhà máy rượu Sake Gekkeikan Okura có nội dung trưng bày dễ hiểu với nhiều thông tin thú vị về quy trình chế biến rượu sake ở Nhật Bản. Đóng vai trò quan trọng trong văn hóa Nhật Bản, rượu sake là thành tố không thể thiếu trong mọi lễ hội và cũng là thức uống luôn có mặt trong nhiều gia đình khắp cả nước. Sake không chỉ là một loại rượu mà còn là một phần của lịch sử và truyền thống Nhật Bản, với hơn 2.000 năm lịch sử.
Tham quan bảo tàng Gekkeikan Okura, chúng ta sẽ được tìm hiểu thêm nhiều thông tin thú vị xung quanh quy trình chế biến rượu Sake ở Nhật Bản. Không những thế, ở gian trưng bày còn phát những bài hát truyền thống của những người thợ làm rượu ngày xưa. Thợ làm rượu thường hát những bài hát này để động viên tinh thần trong khi lao động. Vì vậy, khi đến đây du khách cảm thấy nhưng đang lạc vào một nhà máy sản xuất rượu Sake thật sự.
Ha ha... đại cao thủ nào thử rượu đã thiệt ! 😃
Người ta chưa thể xác định được con người trên quần đảo Nhật Bản dùng gạo để nấu rượu từ khi nào, song chắc chắn sớm nhất cũng phải từ lúc người ta đã canh tác lúa nước ổn định và có thể thu hoạch lúa đủ nhiều để dùng cho các mục đích khác ngoài lương thực. Có thuyết cho rằng, phương pháp nấu rượu đã được mang từ vùng lưu vực sông Dương Tử tới Nhật Bản cùng lúc với việc truyền bá phương pháp canh tác lúa nước. Nói chung, có rất nhiều thuyết về nguồn gốc của Sake, nhưng không có thuyết nào nhận được nhiều ủng hộ ở Nhật Bản.
Tài liệu sớm nhất đề cập đến việc ở Nhật Bản có rượu là Đông Di Truyện của Trung Quốc viết vào thời Tam quốc. Trong tài liệu này có mục viết về Oa nhân (cách gọi của người Trung đối với người Nhật) kể rằng người Nhật ham rượu, có phong tục uống rượu rồi nhảy múa ca hát. Tuy nhiên, cụ thể rượu này làm từ nguyên liệu gì thì không thấy nói tới. Phương pháp nấu rượu cũng không nói rõ.
Thứ rượu nấu từ gạo lần đầu tiên được đề cập trong tài liệu của Nhật Bản là Kuchikami no sake và Kabi no sake. "Ghi chép về Phong thổ xứ Oosumi" (năm 713 hoặc muộn hơn) nhắc tới việc dân làng có phong tục dùng gạo và nước ủ hơn một đêm cho đến khi thấy có mùi rượu thì đem ra uống. Dân làng gọi thứ đó là Kuchikami no sake.
Để hâm nóng sake, người ta chuyển sake sang chứa trong các chai bằng gốm, rồi ngâm chai trong nước sôi. Ba loại chén để uống sake. Chén uống sake có nhiều loại. Khi uống sake theo cách tương đối trang trọng và mang tính truyền thống, người Nhật có thể dùng một cái đĩa nhỏ và nông gọi là sakazuki, hoặc một chiếc chén nhỏ không có quai gọi là ochoko. Trang trọng hơn nữa và đậm nét truyền thống hơn nữa, người Nhật dùng cốc bằng gỗ gọi là masu. Masu thường có hình dạng như một chiếc hộp, hình vuông, có thể phủ sơn hoặc không. Ở gia đình và ở nước ngoài, sake có thể uống bằng ly thủy tinh.
Sake có thể uống khi nguội, khi ấm hoặc nóng tùy theo mùa và theo loại sake. Thường thì khi mùa Đông, người ta hay uống sake nóng.
Ha ha... đại cao thủ nào thử rượu đã thiệt ! 😃