Kỷ niệm chuyến Du lịch Trung Quốc
Người Trung Quốc có câu: "Thượng hữu thiên
đàng, hạ hữu Tô Hàng"(“Trên trời có Thiên đàng, Dưới đất có Tô Hàng nhị
châu”), ý nói vẻ đẹp của Tô Châu và Hàng Châu của Trung Quốc có thể sánh
ngang với thiên đàng, đó là thiên đàng trên mặt đất.
Tô Châu được mệnh danh là Venice của Châu Á,
với những con sông nhỏ chạy xen giữa những dãy nhà cổ. Tô Châu là một thành
phố với một lịch sử lâu đời nằm ở hạ lưu sông Dương Tử và trên bờ Thái Hồ
thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Thành phố này nổi tiếng vì những cầu đá
đẹp, chùa chiền được thiết kế tỉ mỉ, tinh xảo.
“Giang Nam viên lâm giáp thiên hạ/Tô Châu viên lâm quan Giang Nam”
Nghĩa là: miền Giang Nam
vườn hoa rừng cây khắp trời đất, nhưng thành phố Tô Châu vườn hoa và rừng
cây trùm cả Giang Nam. Hoa viên ở Tô Châu rất là nghệ thuật, tinh xảo, là
tinh hoa kiến trúc nghệ thuật vườn rừng cổ điển của phương Nam Trung Quốc.
Nó không những là hoa viên của hoàng gia cung đình, hay là phú lệ hào hoa,
mà còn là cảnh thanh tao nhã nhặn, nổi tiếng là nghệ thuật tinh vi, lung
linh ngây ngất. Do đó mà Tô Châu được nổi danh là mỹ lệ của mọi tầng lớp
người trong xã hội Trung Hoa.
Sư Tử Lâm đã được xét là di
sản văn hóa thế giới, là một trong 4 lâm viên đẹp nhất Tô Châu. Sư Tử Lâm
được xây dựng vào cuối thời Nguyên do nhà sư Thiên Như dựng lên để tưởng nhớ
về một sư thầy của ông có tên là Trung Phong. Sở dĩ vườn có tên là Sư Tử Lâm
vì ở chỗ nào ta cũng gặp những tảng đá, những hòn núi giống như những con sư
tử. Trong vườn sư tử, người ta xây dựng nhiều hang động nhân tạo rất kỳ ảo
chẳng khác nào những mê cung.
Sư Tử Lâm là nơi chứng kiến nhiều sự kiện
quan trọng của lịch sử Trung Hoa (như sư kiện Nhật ký thỏa ước đầu hàng Đồng
minh tại Trung Quốc), và cũng là nơi được lấy làm bối cảnh của nhiều bộ phim
nổi tiếng (như Tây Du Ký).
Quy hoạch vườn Sư Tử rất
chặt chẽ, tinh tế, là đỉnh cao của kiến trúc Viên lâm Trung Hoa. Phía Đông
Nam là núi non, phía Tây Bắc là sông suối ao hồ, các tòa lâu đài đặt ở hai
cánh Đông và Bắc. Các quần thể kiến trúc này được nối với nhau bằng một hành
lang dài, trên vách hành lang có nhiều bút tích của tự đại gia đời Tống như
Tô Thức, Hoàng Đình Kiên, Mễ Phất, Thái Nhượng...
Là nơi hội tụ tinh hoa nghệ thuật kiến trúc
vườn của Trung Hoa, giản dị, tinh tế và lãng mạn, vừa có vẻ đẹp tự nhiên,
vừa có nét độc đáo riêng của nghệ thuật tạo vườn, có thể nói đây là khu vườn
tiêu biểui cho nghệ thuật kiến trúc vườn của Trung Hoa.
Ven hồ là những khối đá với
nhiều hình thù kỳ lạ xếp chồng lên nhau, thoạt nhìn có nét giống mọt cái đầu
sư tư oai phong. Vài cây cầu nhỏ với kiến trúc cổ xưa bắt ngang qua hồ nước,
mang lại nét đẹp nhẹ nhàng, yên tĩnh; khiến lòng người như lắng động lại khi
nhìn ngắm.
Lâm viên Sư tử Lâm được xây dựng ở phía Đông bắc của Tô Châu từ triều nhà Nguyên. Trong khuôn viên có diện tích 1,1 ha, Lâm viên này được thiết kế với kiến trúc sơn thủy đẹp đến nao lòng. Vườn Sư tử được thiết kế và quy hoạch một cách tinh tế và chặt chẽ, được đánh giá là đỉnh cao trong kiến trúc Lâm viên của Trung Hoa. Sư tử Lâm được sắp xếp như sau: núi non ở phía đông bắc, các ao hồ, suối nước ở phía tây bắc, còn ở phía đông và bắc được xây dựng các tòa lâu đài. Khu quần thể này được sắp xếp và nối liền với nhau bằng một hành lang dài, với bút tích được khắc từ đời nhà Tống của những danh nhân: Mễ Phất, Tô Thức, Thái Nhượng, Hoàng Đình Kiên,… được lưu trên các bức vách của hành lang.
Đá quý được xếp thành giả sơn len lỏi khắp khuôn viên theo trận đồ bát quái mà đến nay vẫn đầy kỳ bí
Lâm viên Sư tử Lâm là một trong 4 đại lâm viên có quy mô lớn nhất và đẹp nhất của Trung Quốc, từ lâu đã được đầu tư thành điểm du lịch Trung Quốc và nổi tiếng hút khách. Hằng năm nơi đây chào đón hàng triệu lượt khách trên thế giới, vẻ đẹp cổ kính như một chốn phiêu bồng của khu vườn luôn để lại trong lòng khách tham quan sự khâm phục xen lẫn chút khắc khoải .
Nhìn từ ngoài vào, khu vườn chạy dài từ Đông sang Tây và được bao quanh bởi những tường cao. Khu vườn có nhiều hành lang đan xen với vườn cây kiểng và ở giữa có một cái hồ. Ven hồ, những khối đá chồng lên nhau mang nhiều hình thù khác nhau, thoạt trông giống như những cái đầu sư tử bên cạnh nhiều tòa nhà, tháp, hoa kiểng, những cây cầu theo kiến trúc xưa bắc qua những hồ nhỏ.
Được thiết kế và sắp xếp một cách cầu kỳ, với lác đác những tòa tháp và ngôi nhà phủ rêu, những khung cửa mang đậm nét kiến trúc cổ xưa xen lẫn giữa 72 con đường mòn quanh co với những hàng cây cảnh xung quanh, các hang động nhân tạo, những sảnh đường, những khung cửa mang đậm nét cổ kính, nhưng lại khá ngộ nghĩnh, tạo nên một Sư tử Lâm mang kiến trúc như một trận đồ đá, làm cho du khách tham quan khá tò mò tìm hiểu để có thể thử sức phá giải trận đồ này. Một số đường còn có mái che bao quanh, dẫn du khách tới những khu vực khá yên tĩnh để họ có thể thả hồn mình vào không gian nơi đây.
Về kết cấu và phong cách đều có những nét riêng. Đình đài miếu mạo, đường sá, cầu cống, hang động, núi non, cây cỏ, hoa lá, đều đa dạng và phong phú. Tuy nhiên mỗi triều đại của Trung Quốc đều có một công trình tiêu biểu trong khu vườn này. Tiêu biểu cho nhà Tống là đình Thương Lương, tiêu biểu cho nhà Nguyên là rừng Sư Tử, tiêu biểu cho nhà Minh là vườn Chuyết Chính và Lưu Viên là tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật tạo vườn của nhà Thanh. Theo thống kê, Tô Châu có đến hơn 100 khu vườn, mỗi khu vườn có một nét đẹp riêng. Hàng năm, vườn cổ Tô Châu thu hút hàng trăm lượt khách đổ về đây tham quan, thưởng ngoạn và là bối cảnh quay các bộ phim cổ trang mà không cần phim trường.
Sư Tử Lâm là một trong 4 khu vườn được tồn tại từ thời nhà Nguyên, nằm ở hướng đông bắc của Tô Châu. Đây là khu vườn tuyệt đẹp với những kiến trúc sơn thủy trong khuôn viên hình chữ nhật có diện tích hơn 1ha.
Đến Hàng Châu lên du thuyền ngoạn cảnh Tây Hồ
Hàng Châu là một
thành phố nằm trong đồng bằng châu thổ sông Trường Giang của Trung
Quốc, và là thủ phủ tỉnh Chiết Giang. Hàng Châu cách Thượng Hải 180
km về phía tây Nam, dân số vào năm 2004 của toàn bộ vùng Hàng Châu
là khoảng 6,5 triệu người. Trong đó, khu vực nội thị vào năm 2003 có
3.931.900 người thường trú, và 2.636.700 người trong số này không có
hộ khẩu. Số dân thường trú ở 6 quận chính trong thành phố là
1.910.000 người.
Là một thành phố nổi tiếng và thịnh vượng bậc nhất ở Trung Quốc từ
khoảng 1000 năm trở lại đây, Hàng Châu được biết đến nhiều với phong
cảnh thiên nhiên đẹp, trong đó có Tây Hồ . Nơi đây có lụa tơ tằm,
trà xanh nổi tiếng ở Trung Quốc, nơi đây cũng có nghề dâu tằm tơ rất
phát triển và cũng là nơi gắn liền với con đường tơ lụa nổi tiếng.
Hàng Châu nằm ở phía Bắc tỉnh Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc, ở đầu cuối phía Nam của Kinh Hàng Đại Vận Hà , trên vùng đồng bằng châu thổ ở hạ lưu sông Dương Tử. Toàn bộ thành phố ngang tỉnh Hàng Châu trải dài về phía tây tiếp giáp với vùng núi của tỉnh An Huy, phía đông là một vùng bằng phẳng cạnh vịnh Hàng Châu. Thành phố được xây dựng bao quanh mặt phía đông và phía bắc của Tây Hồ , phía chính bắc sông Tiền Đường.
Ngoạn cảnh Tây Hồ
Đêm thu dạo gót
viếng Tây Hồ
Ai vẽ nên tranh một bức mơ
Mấy lá thuyền du trôi sóng biếc
Ngàn cây hoa thắm gợi hồn thơ
Tầng không mây bạc trôi lơ lửng
Mặt nước trăng vàng gợn nhấp nhô
Ngắm cảnh xứ người sao thấm thía
Ai đây bồi đắp tấm dư đồ?
Tây Hồ là một hồ nước ngọt nổi tiếng nằm ở phía Tây thành phố Hàng Châu, thuộc tỉnh Chiết Giang, thuộc miền Đông Trung Quốc.
Ngày nay, diện tích của khu vực hồ khoảng 6,3 km², trong đó phần diện tích chứa nước khoảng 5,66 km². Hồ được chia ra 3 phần bởi ba con đê ngăn là đê Tô, đê Bạch và đê Dương Công. Hồ cũng có thể chia thành 5 hồ nhỏ gọi là Ngoại Tây Hồ, Lí Tây Hồ, Hậu Tây Hồ, Tiểu Nam Hồ và Nhạc Hồ. Trong hồ có 1 ngọn núi thấp (đồi) gọi là Cô Sơn chiếm diện tích khoảng 200.000 m² và 3 đảo là Hồ Tâm Đình, Tiểu Doanh Châu, Nguyễn Công Đôn.
Hồ nước này đã được biết đến trong sử sách Trung Quốc từ thời cổ đại. Đến giữa thời nhà Đường, khi nhà thơ nổi tiếng Bạch Cư Dị tới Hàng Châu làm thứ sử (822-825), ông đã cho cải tạo Tây Hồ, biến nó thành một công trình thủy lợi hữu ích và một phong cảnh đẹp với việc đắp thêm một con đê, được gọi là đê Bạch.
Đào nguyên đưa lối cảnh Tây Hồ
Một cõi thiên nhiên bức họa đồ
Rực rỡ cành đào in bóng nước
Thướt tha ngọn liễu ngả ven bờ
Lầu xưa hạc vắng trăng thơ thẩn
Bến cũ cây buồn gió phất phơ
Sóng biếc, thi nhân người chẳng thấy
Say vung nét bút thả hồn thơ? Nhìn những cô gái giang nam xinh đẹp mỹ miều, tôi liên tưởng đến Trịnh Đán, Tây thi...Ở đây truyền thuyết thiên tình sử của nàng mỹ nữ Tây thi với tướng quân Phạm lãi đã gắn liền với một địa danh nổi tiếng của Hàng Châu tên gọi là Tây Hồ.
Khoảng 200 năm sau, dưới thời nhà Tống, một nhà thơ lớn khác là Tô Đông Pha cũng đã đến Hàng Châu làm thứ sử. Ông ra lệnh nạo vét, cải tạo hồ và đắp thêm một con đê khắc theo kiểu của đê Bạch, nhưng rộng hơn và dài gấp gần ba lần, phía trên trồng liễu. Con đê này được đặt tên là đê Tô và cũng trở thành là một trong những cảnh đẹp của Tây Hồ như đê Bạch.
Giang Nam lộng lẫy cảnh Tây Hồ
Mây trắng dập dờn, nước nhấp nhô
Sen ngả nghiêng mình khơi ý nhạc
Liễu buông rủ lá gợi tình thơ
Bãi sông Ngô đón chờ chim vũ
Gác Hạc Vàng trông ngóng cánh cò
Đâu bướm thi nhân hồn Lý Bạch
Trên sông khói sóng một trời mơ.
10 cảnh đẹp đó là: Tô đê xuân hiểu (Buổi sáng mùa xuân trên đê Tô); Liễu lãng văn oanh (Chim oanh hót trong bụi liễu); Hoa cảng quan ngư (Xem cá tại ao hoa); Khúc viện phong hà (Hương sen thổi nhẹ tại sân cong); Nam Bình vãn chung (Chuông chiều ở núi Nam Bình); Bình hồ thu nguyệt (Trăng mùa thu trên hồ yên bình); Lôi Phong tịch chiếu ([Tháp] Lôi Phong trong ánh sáng buổi chiều); Tam đàm ấn nguyệt (Ba đầm nước phản chiếu ánh trăng); Đoạn kiều tàn tuyết (Tuyết còn sót lại trên cầu gãy); Song phong sáp vân (Hai ngọn núi đâm vào mây)
Giữa lòng hồ còn có ba Tam đàn ấn nguyệt - công trình bằng đá có vai trò canh nước trong hồ không quá cao cũng không quá cạn. Các Tam đàn ấn nguyệt được coi là hình ảnh mang tính biểu tượng của Tây Hồ Hàng Châu.
Nhạc Phi (1103 – 1142) là nhà quân sự nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, danh tướng chống quân Kim thời Nam Tống. Trước sau tổng cộng quân của ông đã có 126 trận chiến với quân Kim và toàn thắng. Ông là một trong những vị tướng nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc, chức tước của ông trước khi bị sát hại là Đại nguyên soái. Người Trung Hoa luôn lấy Nhạc Phi làm gương, xem ông là anh hùng dân tộc, một bậc sĩ phu dũng liệt trung thần.
Hàng Châu cũng là nơi yên nghỉ cuối cùng của Nhạc Phi thời Nam Tống (1103-1142), vị tướng trung quân bị gian thần Tần Cối, tư thông với giặc Kim, hãm hại chịu án oan tử hình . Sau khi được phục hồi, thi hài của ông và con trai được đưa về đây chôn cất . Người ta tin rằng những người trung liệt như ông sẽ thành thần tiên cho nên trên nóc điện thờ còn khắc họa hình chim hạc, tượng trưng cho bất tử.
Giống như hầu hết các loại trà xanh khác, lá trà Long Tỉnh được xao khô để tránh quá trình lên men. "Quá trình lên men" ở đây được hiểu là quá trình những lá trà tươi sau khi hái dần mất đi mùi vị trà, kết quả của quá trình oxy hóa do các enzyme. Sự oxy hóa này bị ngăn chặn bằng việc sấy và làm bay hơi nước trong lá trà trước khi nó hoàn toàn bị héo. Khi được ngâm vào nước, lá trà Long Tỉnh sinh ra màu vàng xanh lá cây, mùi thơm dịu, vị đậm, có chứa Vitamin C và Axít amin.
Ngày nay, trà Long Tỉnh trở thành một thứ trà rất thời thượng của dân uống trà. Nó cũng vẫn thường được coi là quốc trà của Trung Quốc và là loại đồ uống yêu thích của các nhà lãnh đạo Trung Quốc; đồng thời cũng thường xuyên được dùng để mời các vị khách quý cấp quốc gia.