Buổi tối 05.07.2017 trời mưa lất phất đi xem show diễn Tống Thành thật ngoạn mục hoành tráng !
Ấn tượng 'Tống thành Thiên cổ tình' ở Hàng Châu
"Hãy cho tôi một ngày, tôi sẽ trả lại bạn 1.000 năm" là thông điệp của show diễn "Tống thành Thiên cổ tình" tái hiện lịch sử, giai thoại nổi tiếng ở vùng đất Hàng Châu (Trung Quốc).
Trong chuyến đi nầy khách sạn ở Hàng Châu là chất lượng phòng đẹp và tốt nhất
Chuẩn bị rời Hàng Châu đi Thượng Hải
Trên đường từ Hàng Châu về Thượng Hải nhà nông dân vùng này rất to lớn và trên chóp nhà thường xây kiểu tháp nhọn kiểu Tân Cương,Tây Tạng . Nông dân ở Trung Quốc giàu nhờ đền bù đất đai ở toàn biệt thự đẹp , còn dân thành thị thì ở chung cư !
Xưỡng sản xuất dao kéo Hillmann của Đức đầu tư ở Trung Quốc với nhà xưỡng sản xuất quy mô hiện đại
Thượng Hải là thành phố lớn nhất Trung Quốc về dân số và là thành phố không bao gồm vùng ngoại ô lớn nhất thế giới. Thượng Hải là một trong 4 thành phố trực thuộc trung ương của nước này. Diện tích: 6.340,5 km2. Theo điều tra dân số năm 2010 của Trung Quốc, Thượng Hải có tổng dân số 23.019.148 người (trong đó nội ô là 20,6 triệu người). Năm 2010, GDP của Thượng Hải là 1.687 tỷ nhân dân tệ (tương đương 256,3 tỷ USD) với GDP đầu người đạt 76.000 nhân dân tệ (tương đương 11.540 USD). Thượng Hải được xem là thủ đô kinh tế của Trung Quốc.
Ngày nay, Thượng Hải có hải cảng sầm uất nhất thế giới, hơn cả cảng Singapore và Rotterdam. Xuất phát là một làng chài hẻo lánh, Thượng Hải đã trở thành một thành phố quan trọng bậc nhất cho đến Thế kỷ 20, và là trung tâm văn hóa phổ thông, các mưu đồ chính trị và nơi tụ họp của giới trí thức trong thời kỳ Trung Hoa dân quốc. Thượng Hải đã từng một thời là trung tâm tài chính lớn thứ 3 thế giới, chỉ xếp sau Thành phố New York và Luân Đôn, và là trung tâm thương mại lớn nhất Viễn Đông cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.
Từ năm 1992, Thượng Hải đã có những bước bứt phá ngoạn mục về phát triển kinh tế và nhanh chóng vượt qua Thâm Quyến và Quảng Châu - một thành phố đặc khu được tự do hóa sớm nhất Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa để trở thành đầu tàu kinh tế Trung Quốc. Vẫn còn nhiều thách thức cho thành phố này đầu thế kỷ 21 như nạn di dân ồ ạt và sự phân hóa giàu nghèo. Tuy nhiên, bất chấp những thách thức đó, các khu nhà chọc trời và cuộc sống đô thị sôi động của Thượng Hải vẫn là biểu tượng của sự thần kỳ kinh tế Trung Quốc.
Bến Thượng Hải trải dài khoảng 1 dặm dọc bờ sông Hoàng Phố. Theo truyền thống, Bến bắt đầu từ đường Diên An (Yan’an, trước kia là Đại lộ Edward VII) ở phía nam và kết thức ở cầu Ngoại Bạch Độ (Waidaibu, trước kia là cầu Garden) ở phía bắc, băng qua sông Tô Châu.
Bến Thượng Hải có trục giữa là một quãng đường Trung Sơn (Zhongshan). Đường Trung Sơn (được đặt tên theo tên của Tôn Dật Tiên) là một đường lớn vòng quanh tạo biên giới theo khái niệm truyền thống của thành phố Thượng Hải "đích thực". Phía tây của đoạn đường này là 52 toà nhà thuộc các phong cách Tây phương cổ điển lẫn hiện đại, là đặc trưng chính của Bến. Phía Đông của con đường trước đây là phần đất công viên mà đỉnh của nó là Công viên Hoàng Phố. Khu vực này ngày nay bị giảm đi nhiều do đường Trung Sơn được mở rộng. Về phía đông nữa là con đê cao được xây vào thập kỉ 1990 để ngăn cản nước lụt. Việc xây dựng này đã làm thay đổi đáng kể bộ diện của Bến Thượng Hải.
Gần giao lộ với đường Nam Kinh (Nanjing) có bức tượng đồng duy nhất của Bến. Đây là tượng của Trần Nghị, thị trưởng Cộng sản đầu tiên của thành phố. Cực bắc của Bến, dọc theo bờ sông, là công viên Hoàng Phố, tại đó có đặt Đài kỉ niệm Anh hùng nhân dân, một toà tháp cao làm bằng bê tông dùng để tưởng niệm những người đã chết trong cuộc đấu tranh cách mạng của Thượng Hải vào thời kì Chiến tranh Nha phiến.
Bến Thượng Hải có khoảng chục toà nhà lịch sử, nằm dọc sông Hoàng Phố, từng là nơi đặt của nhiều ngân hàng và toà nhà thương mại từ Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Nga, Đức, Nhật, Hà Lan và Bỉ, cũng như toà lãnh sự của Nga và Anh, một toà báo, Shanghai Club và Masonic Club. Bến Thượng Hải nằm ở phía bắc của thành phố cổ, có tường bao quanh của Thượng Hải. Lúc đầu nó là khu định cư của người Anh, sau đó các khu định cư của người Anh và Mĩ kết hợp lại ở Thượng Hải Công cộng Tô giới. Đợt bùng phát xây dựng các toà cao ốc vào cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20 đưa Bến Thượng Hải trở thành trung tâm tài chính lớn ở Đông Á.
Viếng chùa Phật Ngọc
Là nơi đặt hai pho tượng phật bạch ngọc cực hiếm, ngôi chùa kiêm tu viện hiện đại này là một ốc đảo tâm linh ngay giữa lòng Thượng Hải .Tượng Phật được mang sang Thượng Hải năm 1.881 được bảo quản công phu trong chùa cùng những viên đá và kim cương rất đẹp. Chùa thu hút người dân địa phương bởi sự linh thiêng, thu hút khách du lịch bởi những công trình trạm khắc cổ, những bức tranh và di tích văn hóa Phật giáo quý hiếm . Nổi tiếng nhất và làm nên danh tiếng của ngôi chùa này là tượng Ngọc Phật ngồi nhập định. Tượng Phật Thích Ca bằng ngọc trắng, được khắc từ một khối cẩm thạch, có nạm kim cương và đá quý ở sâu bên trong. Tượng cao 1,9m, rộng 1,3m, nặng hơn 1 tấn, đặt ở Ngọc Phật Lầu. Điện này được cất bằng thứ gỗ đen bóng, trần chạm trỗ hoa văn cầu kỳ, công phu. Hai bên có những tủ thờ dùng để trưng bày hơn 7.000 quyển Đại Tạng kinh được khắc bằng gỗ từ đời Thanh.. Chùa cách Công viên Trường Thọ vài phút đi bộ và khách phải mua vé vào cổng tham quan. Ga tàu điện ngầm gần chùa nhất là Trường Thọ Lộ (Changshou Lu).
Tứ Đại Thiên Vương trước cổng chùa Phật Ngọc
Luôn nghi ngút khói hương cùng tiếng kinh, tiếng mõ, Chùa Phật Ngọc là một trong những ngôi chùa quan trọng nhất tại Thượng Hải. Tuy mang phong cách kiến trúc cổ thời Tống (960–1279), ngôi chùa hiện nay thật ra lại là một công trình kiến trúc mới được xây dựng gần đây. Chùa được nhiều người biết đến với 2 pho tượng Phật bằng ngọc được các tăng sĩ Miến Điện mang đến Thượng Hải vào cuối thế kỷ 19. Chùa còn lưu giữ nhiều bảo vật tôn giáo khác và là cánh cổng mở vào thế giới tâm linh của cư dân địa phương đối với du khách.
Trong chùa có cửa hàng quà tặng với nhiều món quà lưu niệm mang phong cách Phật giáo và một nhà hàng với món mì chay nổi tiếng. Du khách không được phép chụp ảnh bên trong chùa và nhớ lưu ý những người bán hàng trong khu vực quanh chùa.
Tiếp tục theo chân dòng người viếng chùa để đến Điện Phật Nằm và chiêm ngưỡng pho tượng Phật nằm bằng bạch ngọc, được đặt trên bộ đế tạc bằng gỗ gụ quý hiếm. Hãy để ý những đường nét chạm khắc tinh tế, mô tả gương mặt phúc hậu và vẻ điềm tĩnh trước khi Đức Phật nhập niết bàn. Đừng lầm lẫn pho tượng ngọc này với pho tượng Phận Nằm lớn hơn cũng được đặt cùng trong điện vốn được các Phật tử Singapore gửi tặng vào năm 1988.
Chùa Phật Ngọc Thượng Hải là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng thu hút nhiều khách hành hương Phật giáo và cả người dân địa phương nhất của thành phố Thượng Hải. Chùa còn được biết đến với bức tượng Phật ngọc bích trắng được chạm khắc tinh xảo từ phiến đá ngọc bích đơn của Miến Điện.
Chùa được xây dựng vào năm 1898 rộng 33 mẫu với 72 gian theo phong cách kiến trúc đời Tống với kết cấu hài hòa, đường nét nhu nhuyễn. Theo thứ tự trục giữa của chùa là điện Thiên Phật, Đại Hùng Bảo Điện, lầu Ngọc Phật. Kiến trúc hai bên là Ngọa Phật Đường, Quan Âm Điện và Trai đường. Nhưng vào năm 1918 hỏa hoạn xảy ra, chùa bị cháy nhiều phần. Sau đó, Chùa được tu sửa và xây mới như ngày nay.
Tượng Phật Thích Ca nằm trong thế nhập niết bàn được làm bằng cẩm thạch trắng dài 96 cm. Với chất liệu ngọc nguyên thanh, đẹp và sáng cùng nghệ thuật điêu khắc tinh tế của những nghệ nhân tài hoa, tượng Phật với dáng vẻ an nhiên, nghi dung siêu thoát, sáng đẹp lạ thường. Ấn tượng chung từ kiến trúc tổng quan đến từng khối vật thể trong thiền tự này sự tinh xảo trong điêu khắc, trạm trổ đã đạt đến mức tuyệt tác.
Ngoài ra, dạo một vòng quanh chùa, chúng ta sẽ gặp được rất nhiều đồ vật mang phong cách điêu khắc đời Tống, những góc cảnh đẹp hòa quyện tâm linh với sắc cảnh thiên nhiên. Đây cũng là lý do khiến mỗi du khách tới đây đều thấy có cảm giác thật an lành và thanh thoát.
hùa được xây dựng theo lối kiến trúc cung điện đời Tống với 72 gian được chia làm 3 khu là Thiên Vương Ðiện, Ðại Hùng Bảo Ðiện và cuối cùng là Bát Nhã Trượng Thất. Phía trên Bát Nhã Trượng Thất là Ngọc Phật lâu – nơi thờ tượng Ngọc Phật ngồi, 2 bên lưu giữ bộ Ðại tạng kinh khắc đời Càn Long hơn 7000 cuốn. Tượng Ngọc Phật nằm thì được đặt tại Ngọa Phật Ðường phía sau. Ngoài ra, chùa còn có các gian nhà đặc trưng như Thiền đường, Trai đường, Ngọc Phật đường, Công Ðức đường, Ðồng Phật đường, Quan Âm điện, Khách phòng, Thượng Khách phòng,… được sắp xếp hài hòa, cân đối. Hiện nay chùa lưu giữu khá nhiều hiện vật, tác phẩm, tranh vẽ về Phật giáo quý giá từ đời Bắc Ngụy, Ðường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh cùng những công trình trạm khắc cổ tinh xảo và đẹp mắt.
Tham quan Bến Thượng hải
Bến Thượng Hải trải dài khoảng 1 dặm dọc bờ sông Hoàng Phố. Theo truyền thống, Bến bắt đầu từ đường Diên An (Yan’an, trước kia là Đại lộ Edward VII) ở phía nam và kết thức ở cầu Ngoại Bạch Độ (Waidaibu, trước kia là cầu Garden) ở phía bắc, băng qua sông Tô Châu.
Bến Thượng Hải có trục giữa là một quãng đường Trung Sơn (Zhongshan). Đường Trung Sơn (được đặt tên theo tên của Tôn Dật Tiên) là một đường lớn vòng quanh tạo biên giới theo khái niệm truyền thống của thành phố Thượng Hải "đích thực". Phía tây của đoạn đường này là 52 toà nhà thuộc các phong cách Tây phương cổ điển lẫn hiện đại, là đặc trưng chính của Bến. Phía Đông của con đường trước đây là phần đất công viên mà đỉnh của nó là Công viên Hoàng Phố. Khu vực này ngày nay bị giảm đi nhiều do đường Trung Sơn được mở rộng. Về phía đông nữa là con đê cao được xây vào thập kỉ 1990 để ngăn cản nước lụt. Việc xây dựng này đã làm thay đổi đáng kể bộ diện của Bến Thượng Hải.
Vào cuối thập kỉ 1970 và đầu thập kỉ 1980, với sự tan băng trong chính sách kinh tế của Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc, các toà nhà dọc Bến Thượng Hải dần dần được sử dụng trở lại như trước. Các cơ quan chính quyền được dời ra nhường cho các tổ chức tài chính, và các khách sạn cũng hoạt động trở lại. Cũng trong giai đoạn này các đợt lụt do bão gây ra đã khiến chính quyền cho xây dựng con đê cao dọc bờ sông, làm cho bến tàu cao hơn mặt đường khoảng 10 mét. Vào thập kỉ 1990, đường Trung Sơn được mở rộng thành 10 làn xe. Do đó, phần lớn đất công viên trước đó không còn nữa. Cũng trong giai đoạn này các cầu phà nối Bến Thượng Hải với Phố Đông dọc theo con đường, vốn là mục đích ban đầu của vùng này, cũng được dỡ bỏ.
Bến Thượng Hải là nơi tập trung rất nhiều tòa nhà lịch sử và được mệnh danh là "hội chợ kiến trúc". Nơi hội tụ của các tòa nhà ngân hàng, tòa nhà thương mại, tòa lãnh sự, tòa soạn báo,... với rất nhiều phong cách kiến trúc khác nhau bao gồm cả Gothic, Baroque, Romanesque, Cổ Điển và Phục hưng.
Thượng Hải - thành phố mang nét đẹp vừa hiện đại, vừa cổ kính của Trung Hoa. Đến với Thượng Hải, chắc hẳn các chúng ta không thể nào quên 'trái tim' của nơi đây - Bến Thượng Hải, điểm đến 'nổi đình nổi đám' trong rất nhiều văn thơ, phim ảnh Trung Quốc.
Không gian tuyệt đẹp bên dòng sông Hoàng Phố đó chính là nơi dừng chân lý tưởng cho chúng ta để đến với bến Thượng Hải. Được mệnh danh là điểm du lịch quyến rũ nhất Thượng Hải, nơi đây là trung tâm kinh tế hiện đại và sầm uất nhất của Thượng Hải và cho đến ngày nay. Với con đường trải dài gần 2km doc theo dòng sông Hoàng Phố, nhiều công trình nguy nga được hiện lên theo nhiều lối kiến trúc khác nhau nhưng đều mang chung một sự tiện nghi và hiện đại cho các du khách tham quan. Tổng thể có 52 tòa nhà với các lối kiến trúc như Phục Hưng, Neo – Classical, Baroque,... đã giúp cho du khách có cái nhìn mãn nhãn khi đến thăm bến Thượng Hải.
Ở Thượng Hải, gọi là bến nhưng lại không hề có bến cảng nào, chỉ có những con phố trải dài khắp ven sông. Đây chính là nét hấp dẫn của điểm du lịch này. Nơi đây cũng nổi tiếng là nhờ có một hệ thống các trung tâm thương mại sầm uất và có nhiều ngân hàng lớn trên thế giới đều có văn phòng hay chi nhánh tại đây. Trong 52 tòa nhà cao tầng tại khu vực này, nhiều trong số đó là nơi các khách sạn, nhà hàng tọa lạc để mang đến cho du khách nhiều dịch vụ tiện nghi tốt nhất. Tại đây, du khách cũng có thể cảm nhận được 1 phần của những nét cổ xưa khi được quan sát những công trình kiến trúc cổ của thành phố có từ thời thuộc địa.
Ngày nay, khác du lịch Thương Hải có thể cảm nhận được sự phát triển mạnh mẽ của thành phố nói chung và khu vực bến Thượng Hải nói riêng. Nhưng vào những năm đầu thế kỷ XIX, địa danh nổi tiếng này lại chỉ là một bến tàu hẹp, lầy lội nằm bên bờ sông Hoàng Phố. Chỉ trong vòng 100 năm sự đầu tư ồ ạt của người Âu và người Mỹ đã biến bến tàu chật chội đó trở thanh một nơi tấp nập nhất với những đại lộ xa hoa và còn lấn át cả nhiều thành phố khác tại phương Tây. Sau một thời gian khá dài bị bo mặc bởi chiến tranh, Bến Thượng Hải đã trở lại với vai trò phố thị sầm uất vốn có của mình. Với nhiều thay đổi, trong 52 công trình kiến trúc quan trọng được nhà nước phục hồi hiện nay ta có thể thấy con đường vốn đông nghẹt xe cộ ngày nào đã được tu sửa thành một đại lộ thênh thang dành cho người đi bộ.
Nam Kinh Lộ gần như lúc nào cũng nhộn nhịp du khách, đi dạo trên phố không phải chỉ có những du khách thích shopping mà đơn giản chỉ là đi dạo cho vui là nhu cầu của đa số du khách, họ thích không khí náo nhiệt ở đây. Trên phố phục vụ đầy đủ các dịch vụ vui chơi giải trí, các rạp chiếu phim, các trung tâm siêu thị lớn, các cửa hàng cung cấp đồ uống với những món ăn nổi tiếng Trung Quốc. Du khách rất thích vừa đi dạo, vừa ngắm phố, vừa thưởng thức món ăn bán dong nào đó bên đường hoặc tạt qua một quán ăn bên đường để khám phá ẩm thực Trung Quốc. Con phố Nam Kinh Lộ có vị trí rất thuận lợi cho du khách khi tiếp cận, bạn có thể đi bằng taxi, xe bus đều có thể đến được đây. Chính vì thế mà người dân Trung Quốc đến đây rất nhiều vào mỗi buổi tối.
Có lẽ tạo nên không khí náo nức, đầy sức sống trên phố Nam Kinh phần lớn là nhờ vào những cô gái Thượng Hải trẻ đẹp, ăn mặc phong cách và dáng vẻ rất kiêu kỳ. Ngay từ đầu thế kỷ XX, ảnh hưởng của phương Tây lên đời sống kinh tế - xã hội tại Thượng Hải đã rất rõ nét và thành phố này từ đó nổi tiếng là miền đất hứa cho những phụ nữ xinh đẹp, có ý chí vươn lên.
ếu người Thượng Hải mê mẩn đại lộ Nam Kinh vì hàng hóa xa xỉ, các quán ăn, cà phê kiểu phương Tây thì du khách đến đây thường thích thú với những hình ảnh đặc trưng Trung Hoa thấp thoáng trên con đường hiện đại. Trong khi những người trẻ sải bước thật nhanh theo nhịp nhạc dồn dập trong chiếc iPhone thì các cụ già chậm rãi tập kinh kịch, thái cực quyền.
Dùng cơm tối chia tay Thượng Hải , hôm sau về lại Sài Gòn kết thúc chuyến du lịch Trung Quốc 7 ngày 6 đêm đầy "ấn tượng vui và vất vã" ! đi bộ rã rời tay chân .....
Sáng thứ sáu 07.07.2017 Goobye Thượng hải về Sài Gòn
Phi Trường ở Thượng Hải
Trong đoàn chia tay nhau
Home sweet home ! Các cháu đón mừng ông bà trở về .
GOODBYE CHINA