Album 03 : Du Lịch Trung Quốc 04.7.2017

Kỷ niệm chuyến Du lịch Trung Quốc

Album 03 : Du Lịch Trung Quốc 04.7.2017
 
Phía sau hậu cảnh là Sân vận Động tổ chim ở Bắc Kinh

 
Sân vận động quốc gia Bắc Kinh , cũng gọi là "Tổ chim" ( vì hình dạng kiến trúc của nó) là một sân vận động ở Bắc Kinh và hoàn thành tháng 3 năm 2008. Đây là sân vận động thi đấu chính của Thế vận hội mùa Hè 2008 và sẽ là nơi diễn ra lễ khai mạc và bế mạc của Thế vận hội này. Năm 2002, chính phủ Trung Quốc đã mời các công ty khắp thế giới thi tuyển kiến trúc. Kết quả là các kiến trúc sư đoạt Giải Pritzker Herzog & de Meuron hợp tác với ArupSport and China Architecture Design & Research Group đã được chọn làm tư vấn thiết kế kiến trúc cho công trình này. Nghệ sĩ Trung Quốc Ngải Vị Vị, là tư vấn nghệ thuật cho thiết kế công trình này. Sân vận động này có sức chứa 100.000 khán giả trong thời gian diễn ra Thế vận hội nhưng sẽ sức chứa sẽ được giảm xuống còn 80.000 chỗ sau kỳ Thế vận hội này. Sân dài 330 mét và rộng 220 mét, cao 69,2 m. Sân có tổng diện tích sàn 250.000 m², được xây bằng 36 km thép (đã kéo thẳng) với tổng trọng lượng 45.000 tấn. Chi phí xây sân là 3,5 tỷ Nhân dân tệ (tương đương 423 triệu USD).

 

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
Mua sắm ở phố Vương phủ tỉnh

 
 
Vào thời Minh, trên một con đường ở Bắc Kinh có 10 phủ của vương gia, công chúa nên được gọi là "đường Vương Phủ". Tuy con đường này không quá lớn nhưng do nằm ngay trung tâm Bắc Kinh nên thu hút rất nhiều hoàng gia, quý tộc tới sống. Đến triều Thanh, do trên đường có một cái giếng mà các vương phủ thường lấy nước để dùng nên được đổi tên thành "Vương Phủ Tỉnh" ("tỉnh" là giếng). Từ năm 1993 đến 1999, chính phủ Trung Quốc đã cho tu sửa con đường và thu hút nhiều thương gia nước ngoài đến buôn bán. Nơi đây trở thành trung tâm thương mại sầm uất bậc nhất ở Bắc Kinh. 

 
 
Vương Phủ Tỉnh ban ngày tràn ngập ánh sáng, thích hợp cho khách du lịch tham quan những địa danh, cảnh đẹp cổ, mang dấu ấn lịch sử tại nơi đây như quảng trường Tân Đông An, Đông Hoa Môn. Điều thu hút tại Vương Phủ Tỉnh chỉ thật sự rõ ràng khi đêm đến. Du khách ngợp trong ánh đèn rực rỡ và đó mới là lúc bạn thực sự biết đến ẩm thực và mua sắm “đậm chất Trung Quốc”

 
 
 
 
 
 

 

 
 

 

 

 
Vương Phủ Tỉnh là một trong 4 khu vực trung tâm của Bắc Kinh, ngoài Dashilar, Xidan, và Liulichang. Đây cũng là một trong những đại lộ hiện đại và hấp dẫn nhất Trung Quốc. Phần lớn đại lộ này được hạn chế xe qua lại để ưu tiên cho người đi bộ. Tản bộ trên con phố Vương Phủ Tỉnh, du khách có dịp nhìn ngắm toàn cảnh đại lộ với những toà nhà cao có kiến trúc hiện đại và thỏa thích chụp hình lưu niệm; cũng như thoả sức lựa chọn mua sắm.

 

 

 
Dùng cơm tối tại phố Vương phủ tỉnh

 

 

 
Rời RITAN Hotel  tạm biệt bắc Kinh lúc 5 giờ sáng 04.7.2017 đi Tô Châu 

 
Ra ga xe lửa cao tốc

 

Tuyến đường sắt cao tốc cũng gọi là Tuyến đường sắt vận chuyển hành khách , là một tuyến đường sắt cao tốc vận hành bởi China Railway High-speed (CRH), , ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đây là dịch vụ tàu hỏa có tốc độ cao nhất thế giới, sử dụng đường ray đôi CRH2C và CRH3C với tốc độ trung bình 313 km/giờ khi chạy thương mại.

Mỗi chuyến tàu gồm hai khúc 8 toa nối với nhau, tổng cộng có 18 toa. Công suất vận chuyển hành khách khoảng 1114 người (CRH3C×2) hay 1220 (CRH2C×2). Công nghệ đã được phát triển bởi China Railway High-speed hợp tác cùng hãng Siemens và Kawasaki. Tàu sử dụng cho tuyến cao tốc này hoàn toàn được chế tạo ở Trung Quốc. Kỷ lục tàu nhanh nhất thế giới trước khi có tuyến tàu này là TGV của Pháp, kỷ lục từ năm 1990. Tốc độ trung bình của đường sắt cao tốc năm 2009 là 243 km/giờ ở Nhật Bản, 232 km/giờ ở Đức và 277 km/giờ tại Pháp.

 

Bắc Kinh có một chương trình phát triển thiết lộ đầy tham vọng nhằm gia tăng hệ thống đường xe lửa trong nước từ 86,000 cây số hiện nay lên 120.000 cây số, trở thành quốc gia có hệ thống đường sắt rộng lớn nhất ngoài Hoa Kỳ.


 

 

 
Trên tàu cao tốc đi từ Bắc Kinh đến Tô Châu khoãng 5 tiếng 

 

 

 

 


 


 


 


 
Đến Tô Châu

Thời tiết ở Tô Châu mát mẽ và dể chịu hơn Bắc Kinh , xung quanh TP có hồ nước cây xanh nhiều hơn


 

 
Dùng cơm trưa ở Tô Châu


 

Tô Châu là một thành phố có lịch sử lâu đời nằm ở hạ lưu sông Dương Tử và trên bờ Thái Hồ thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, xưa kia vốn là kinh đô của nước Ngô cổ đại.

Tô Châu thu hút khách du lịch bởi vô số các danh lam thắng cảnh như 168 cây cầu xây bằng đá và gỗ, núi Thiên Đình, Linh Nham, chùa Hàn Sơn, chùa Tây Viên và cả tơ lụa. Thành phố đặc biệt nổi tiếng với những “khu vườn cổ” (lâm viên). Xưa kia, chính do sự nở rộ của những lâm viên này, Tô Châu đã từng được gọi là “Hoa Viên chi thành”. Hiện thành Tô Châu còn giữ được 180 vườn hoa mang phong cách kiến trúc vườn cổ của các thời Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Các vườn hoa cổ Tô Châu lấy khuôn viên tư gia là chủ đạo, bắt đầu từ thời Xuân Thu (năm 514 trước Công Nguyên), hình thành thời Ngũ Đại và nở rộ thời nhà Tống.

 
Điểm tham quan đâu tiên  ở Tô Châu là Hàn Sơn Tự

  Hàn Sơn Tự là ngôi chùa cổ nằm ở phía tây của trấn Phong Kiều, Tô Châu. Chùa được xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ VI, trong niên hiệu Thiên Giám (502-519) thời vua Lương Vũ Đế nhà Lương với tên gọi ban đầu là Diệu Lợi Phổ Minh Tháp viện. Trong loạn Thái Bình Thiên Quốc chùa bị phá hủy và được xây lại năm 1905. Đến khoảng niên hiệu Trinh Quán (627-649) thời Đường Thái Tông, tên gọi Hàn Sơn mới được đặt, nhằm tưởng nhớ đến nhà sư trụ trì nơi đây. Sau những thăng trầm, Hàn Sơn tự đã được các triều từ Tống tới Thanh gìn giữ, tu bổ cho đến ngày nay.
 
 
Ngày nay, khi đến viếng Hàn Sơn tự du khách sẽ có dịp chiêm ngưỡng bức bích họa nổi tiếng mang tên "Hàn Sơn - Thập Đắc" được khắc trên đá của danh họa đời Thanh – La Sính Sở, thủ bút của thư pháp gia nổi danh Trương Xư Liêu - đời Tống qua bộ kinh Kim Cương hay khám phá Tàng Kinh các - nơi lưu trữ kinh thư nhà Phật. Ngoài ra, Hàn Sơn còn có hệ thống tượng Phật, Tôn hành giả, Thập bát La Hán, những bia đá ghi lại những vần thơ tuyệt tác của các thi nhân ở Trường lang và cũng không quên nhắc đến những chiếc chuông đã làm nên cái hồn cho Hàn Sơn tự, nhất là vào những đêm trừ tịch - khi 108 tiếng chuông ngân vang lên giữa đêm (cầu Phật Tổ ban phúc lành cho bá tánh), người ta mới cảm hết được cái thần và hồn của Phong Kiều Dạ bạc trên bến nước Cô Tô.

 

 

 

 
Việc đặt tên chùa Hàn Sơn liên quan đến chuyện kể về hai người bạn kết nghĩa anh em có tên là Hàn Sơn và Thập Đắc. Chuyện kể rằng, ngày xưa ở miền quê nọ, có 2 chàng trai tên là Hàn Sơn và Thập Đắc, họ thân thiết và sống với nhau trong tình nghĩa anh em. Khi gia đình đi hỏi vợ cho mình, Hàn Sơn mới biết rằng cô dâu tương lai ấy chính là người yêu của Thập Đắc. Vì sợ buồn lòng em vì vậy, chàng đã lặng lẽ bỏ nhà ra đi và dừng chân ở một ngôi chùa nhỏ. Về phần Thập Đắc, nghĩ rằng vì mình mà Hàn Sơn ra đi nên cũng quyết đi tìm anh. Cuối cùng, như duyên trời định, họ lại gặp nhau tại chính ngôi chùa nơi Hàn Sơn ẩn mình. Họ lại sống cùng nhau như huynh - đệ ngày nào. Cảm động vì câu chuyện trên vì vậy, tên gọi Hàn Sơn đã được đặt cho ngôi chùa để tưởng nhớ.

 
Tiếng chuông chùa Hàn Sơn là một di sản văn hóa phi vật thể của thành phố Tô Châu. Tiếng chuông ngân lên vang vọng, thanh thoát xóa tan những ưu tư phiền muộn. Chuông được đúc theo bí quyết 6 phần đồng, 1 phần thiếc nên tiếng có thể vang rất xa và để lại những dư âm khó quên.

 

 

 
Một trong Tứ đại thiện vương trấn giử trước cổng chùa

 

Cơ sở Ấm Tử Sa tại đây không cho chụp hình quay film nên không có hình ảnh nhiều.

Ấm tử sa được ví như hồn của người thưởng trà. Đây không hẳn chỉ là một loại trà cụ dùng để thưởng trà mà ấm còn là một kiệt tác về nghệ thuật thực sự. Là một trong 4 quốc bảo của Trung Quốc, vì vậy người sành trà dùng ấm tử sa để thưởng trà dường như là một quy luật bất biến. Ấm được làm hoàn toàn thủ công rất tỉ mỉ do những nghệ nhân có kỹ thuật, tay nghề vô cùng điêu luyện. Với các đặc tính như: Khi rót trà, nghiêng ấm 90o mà không rơi nắp ấm, lưu giữ hương, giữ nhiệt rất tốt, chịu nhiệt cao có thể đun trực tiếp trên bếp. Ấm tử sa khi đã có tuổi thì ta pha trà mà không cần trà, lưu trà lâu ngày mà không hỏng...những đặc tính đó đã luôn làm mê hoặc giới trà nhân ngay từ lần đẩu thưởng thức.


 

 
Ấm Tử Sa từ Huyền thoại đến Đời thực
Nghệ thuật ấm tử sa là một trong tứ quốc bảo của Trung Quốc, vì vậy người sành trà không thể không có bộ ấm tử sa Nghi Hưng để thưởng ngoạn. Loại trà cụ nổi tiếng này với những huyền thoại như pha trà không cần trà, lưu trà 5 ngày không hỏng… luôn luôn mê hoặc trà nhân.
Người ta không khẳng định được tử sa trà cụ ra đời khi nào song điều chắc chắn nó tồn tại từ rất lâu, song hành với đời sống của trà. Ấm uống trà chỉ ra đời từ thời Minh, bởi vậy ấm tử sa không thể có trước giai đoạn ấy, tuy nhiên từ thời Đường – Tống, trà nghệ đã rất thịnh hành và trà nhân đương thời dùng oản (bát) và trản (bát nông) để thưởng trà, đấu trà.
Truyền thuyết còn đến nay ở huyện Vô Tích – Hằng Châu đều cho rằng chính Phạm Lãi, người tình của nàng Tây Thi chính là người đã chế tạo ra những trà cụ tử sa đầu tiên từ 2000 năm trước. Công lao dạy dân làm trà cụ, nuôi cá, nuôi ngọc trai, canh tác nông nghiệp đã được người dân tôn ông làm “Thần tài – Chu công” ở Vô Tích và thờ cúng ông ngày 2 và 16 âm lịch hàng tháng.

 

 

 
Phim trường Tam quốc Diễn nghĩa 
 

 
Phim trường ở thành phố Vô Tích là hình ảnh Trung Hoa thời Tam quốc với nhà cửa, thành quách, chùa chiền, thuyền chiến. Đến đây bạn có thể cưỡi ngựa, mặc áo giáp của các binh sĩ thời xưa.
 
Phim trường Tam Quốc được khởi công xây dựng ở tỉnh Giang Tô vào năm 1987, nằm bên Thái Hồ. Cho đến nay vẫn có nhiều đoàn đến đây sử dụng ngoại cảnh để làm phim. Đây cũng là điểm du lịch rất hấp dẫn, mỗi năm thu hút khoảng 3 triệu du khách. Trong ảnh là cổng vào Tam quốc thành

 
 
Do nằm vị trí vô cùng thuận lợi do thiên nhiên ưu đãi về phong cảnh tuyệt đẹp, Đài truyền hình Trung ương Bắc Kinh đã cho xây dựng hòa vào khung cảnh ấy là những phố xá, thành trì, cung điện, nhà dân, chùa chiền theo kiểu các triều đại Hán, Đường, Tống...

Phim trường như là một bức tranh tổng thể miêu tả cuộc sống của các triều đại Trung Hoa. Được khởi công từ năm 1987, phim trường chia thành nhiều khu vực, như đời Hán có cung điện Ngô Vương, Hán đỉnh, Tào doanh, Thủy trại...Đời Đường có Ngự hoa viên, Thẩm Hương đình, hồ Thanh Hoa... Đời Tống có Hoàng cung, chùa Đại tướng quốc, thủy trại Lương Sơn Bạc...Ngoài ra còn có các công trình kiến trúc theo mẫu hai triều Minh, Thanh; Tứ hợp viện Bắc Kinh, phố cổ Thượng Hải...tất cả được dựng giống như thật trong phim trường. Để hỗ trợ việc quay các bộ phim Đường Minh Hoàng, Tam quốc diễn nghĩa và Thủy hử, vào các năm 1991, 1994 và 1996 CCTV tiếp tục bỏ thêm kinh phí xây dựng các khu: Đường thành, Tam quốc thành và Thủy hử thành.

 
 
 
 
Ngoài các cảnh trí là phần ngoại cảnh cho bộ phim, phim trường còn tái hiện lại các cảnh sinh hoạt của người dân xưa khiến cho bộ phim như thật.

Nơi đây được chọn làm bối cảnh để quay phần lớn các cảnh quay ngoại cảnh của rất nhiều bộ phim ăn khách. Chính lợi thế về cành quan cùng với các bức tường rêu phong cùng với các công trình liên tục được xây mới khiến cho phim trường lúc nào cũng có nhiều đoàn làm phim tới để quay và dựng phim.

 
 
 
 
 

Sau 4 năm thực hiện, Tam quốc diễn nghĩa đã phát sóng và được đông đảo công chúng Trung Quốc và các nước châu Á yêu thích. Phim trường "Tam quốc thành" sau khi hoàn thành "sứ mệnh" đã được khai thác phục vụ khách du lịch. Đến thăm phim trường, du khách sẽ được đưa lên một chiến thuyền để thưởng ngoạn quang cảnh hữu tình và thưởng thức những khúc nhạc cổ hay tích truyện xưa.


 
 
 
 
Bộ phim dài 84 tập Tam quốc diễn nghĩa của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc phát sóng lần đầu năm 1994 đã được ghi hình tại đây. Tam quốc diễn nghĩa đã mô tả lại số phận của những nhân vật lịch sử nổi tiếng như Tào Tháo, Lưu Bị, Gia Cát Lượng... cùng các trận đánh khốc liệt có quy mô lớn như trận Xích Bích, trận Hào Đình

 
 
 
Các nhà thiết kế đã tái hiện lại những khung cảnh, kiến trúc cổ xưa một cách rất hoành tráng và độc đáo. Bất kể những cảnh trí nhỏ như con đường, mái nhà, đến những khung cảnh đồ sộ như cung điện, phố xá, thành trì đều hiện lên sống động như thật.

 

 

 

 
 
 
 
 
 
 
Không gian Thái Hồ lồng lộng gió, cờ trận phấp phới bay, mặt nước mờ sương khói… cùng với quang cảnh thủy trại, cung điện, đền đài uy nghiêm như dẫn chúng tôi trở về với thời Tam quốc xa xưa.

 
 
 
 
Với vẻ đẹp và độ nổi tiếng của mình, phim trường Vô Tích cũng thu hút rất đông khách thập phương muốn được ghé thăm và hòa mình vào không gian cổ xưa ở nơi đây.

 
 
 
 

 

 
 
 
 
 
 
Phim trường cũng được chia thành nhiều khu vực khác nhau theo từng thời điểm lịch sử. Chẳng hạn như đời Hán thì có Thủy trại, Hán đỉnh, Tào doanh, cung điện Ngô Vương. Đời Đường thì là Ngự hoa viên, Thanh Hoa hồ, Thẩm Hương đình. Đời Tống thì có chùa Đại Tướng Quốc, Hoàng cung, Thủy trại Lương Xuân Bạc.

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Thái Hồ cũng nổi tiếng với đá vôi và các loài cá. Đồng thời khi đến đây, các du khách cũng có dịp thưởng thức đặc sản “Thái Hồ tam bạch” trứ danh với 3 món tôm, cá trắng đầu nhỏ và cá bạc

 
 
 
 
 
 
 
Phim trường Vô Tích còn là địa điểm quay của nhiều bộ phim nổi tiếng như Thủy Hử, Tân Tam quốc diễn nghĩa, Mỹ nhân tâm kế, Dương quý phi… Hằng năm, phim trường nổi tiếng này chào đón hơn 3 triệu lượt khách tham quan. Sau khi bộ phim Võ Tắc Thiên phát sóng, số lượng du khách khắp nơi đổ xô về nơi đây khiến cái tên Vô Tích trở nên được quan tâm hơn bao giờ hết.

 
 
 
 
 
 

Thái Hồ cũng nổi tiếng với đá vôi và các loài cá. Đồng thời khi đến đây, các du khách cũng có dịp thưởng thức đặc sản “Thái Hồ tam bạch” trứ danh với 3 món tôm, cá trắng đầu nhỏ và cá bạc


 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 

 

 
 
 
 

 

 
 
 
 

 

 
 
 

 

 

Đăng nhận xét (0)
Mới hơn Cũ hơn