Album 02 : Du Lịch Trung Quốc 04.7.2017

Kỷ niệm chuyến Du lịch Trung Quốc

Album 02 : Du Lịch Trung Quốc 04.7.2017

Nhân dịp kỷ niệm 32 năm ngày cưới của Phú Cường & Hoàng Diệu 04.07.2017 , chúng tổ chức chuyến du lịch Trung Quốc ,



 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 
 
 
 
 

 

 
 
 

 
 

 


Thăm cửa hàng đá cẩm thạnh ở ngoại thành Bắc Kinh


 

Chúng tôi đuợc tiếp đón và đưa vào phòng trưng bày các sản phẩm làm bằng ngọc thạch. Một cô gái nhân viên hãng giới thiệu về ngọc thạch . Cô ta nói rằng ngọc thạch được gọi là “phĩ thúy” là một loại đá qúy và cứng chỉ đứng sau kim cương mà thôi. Người ta dùng ngọc thạch để cắt kính và dùng làm đồ trang sức vì màu sắc ngọc thạch sáng óng ánh. Ngọc thạch tùy theo phẩm chất được chia làm 3 hạng A, B và C. Cô ta đưa lên một vòng đeo tay màu xanh lá cây đậm và cho biết đây là ngọc thạch hạng A rất cứng càng đeo lâu màu càng đậm và nên đeo bên tay trái vì gần tim, giúp tim...điều hòa nhịp đập.
 


Bức bình phong phía sau là bằng đá ngọc thạch thật đẹp


 
 
 
 


Người hướng dẩn giới thiệu một tượng củ cải làm bằng cẩm thạch trắng, cô nói củ cải tiếng Phổ Thông đọc lên âm nghe giống như là “chiêu tài” có nghĩa là “chiêu mộ tài sản”, mua về trưng bày trong nhà rất may mắn, những người chơi mạt chược có củ cải này sẽ rất hên, đánh đâu thắng đó!


 
 


Du lịch Trung Quốc thường hay kèm theo màn đưa vào các cửa hàng cẩm thạch, ngọc trai, tranh vẽ, tranh thêu, đồ xứ, lụa mền...và Tour của chúng tôi lần lượt cũng đi qua hết các cửa hàng đó. Cẩm thạch thì qua 3 cửa hàng, một Bắc Kinh như kể trên, một ở Lạc Dương gần chùa Thiếu Lâm Tự và một ở Hàng Châu. Ðó là chính sách của nhà nước nhằm thu ngoại tệ của du khách thông qua các công ty du lịch. Công ty du lịch địa phương có nhiệm vụ phải đưa các đoàn du khách đến và để đãi ngộ những hướng dẫn viên du lịch đưa đoàn đến cửa hàng của mình nhiều công ty trao tay tiền trà nước cho các hướng dẫn viên, có nơi còn chia hoa hồng phần trăm tùy theo số tiền cửa hàng bán được cho đoàn du khách hôm đó.


 

 
 

 

 
 

 
Đá hoa, còn gọi là cẩm thạch, là một loại đá biến chất từ đá vôi có cấu tạo không phân phiến. Thành phần chủ yếu của nó là canxit (dạng kết tinh của cacbonat canxi, CaCO3). Nó thường được sử dụng để tạc tượng cũng như vật liệu trang trí trong các tòa nhà và một số dạng ứng dụng khác. Từ đá hoa (marble) cũng được sử dụng để chỉ các loại đá có thể làm tăng độ bóng hoặc thích hợp dùng làm đá trang trí.

 
 

 

 
Dùng cơm trưa tại cửa hàng đá cẩm thạch với các món lẩu tự chọn . Thường các nơi tham quan cơ sở cửa hàng đều có nhà hàng phục vụ ăn uống

 

 
Sau buổi cơm trưa chúng tôi đi Tham quan Thập Tam Lăng nhà Minh . Xe chúng tôi ra đến vùng ngoại ô hướng Bắc thành phố Bắc Kinh, đây là vùng nông thôn ngày xưa có những ngôi nhà tường gạch xám , mái ngói cong rất xưa cũ. Kiểu nhà xưa trong vùng nông thôn người ta gọi là gia trang là một ngôi nhà lớn có sân rộng thường lát gạch để chứa nông phẩm như lúa mì hay bắp và xung quanh là tường gạch rất cao và một cổng trước để vào gia trang. 

 

 
 

 

 

 
Thập Tam Lăng cách thành phố Bắc Kinh 50 km về hướng Tây Bắc trong vùng thung lũng núi Thiên Thọ là khu lăng tẩm của 13 đời vua nhà Minh. Năm 1403 Chu Ðệ còn có tên là Trường Minh là vua thứ 3 sau khi lên ngôi lấy hiệu là Vĩnh Lạc bỏ Nam Kinh mà dời đô lên Bắc Kinh. Chu Ðệ phá thành cũ và xây lại thành Bắc Kinh mới, tu sửa xây thêm Vạn Lý Trường Thành và xây lăng mộ cho mình trong vùng thảo nguyên xinh đẹp rộng 120 cây số vuông, bên trong có điện thờ và tượng đồng vua Vĩnh Lạc, mộ chôn nhà vua và con đuờng Thần Lộ với nhiều tượng đá các loài linh vật. Triều Minh tổng cộng truyền được 16 đời vua, 2 đóng đô ở Nam Kinh và 14 ở Bắc Kinh. 

 
 
 

 

 Tham quan Thập Tam Lăng , nơi thờ phụng 13 ngôi mộ Thời nhà Minh , khih đến đây hướng dẩn viên dăn dò kỷ lưởng vì là nơi lăng mộ vào trong không nên chụp hình , che dù hoặc nói bậy ! "có kiêng có lành" vì nơi đây rất nhiều oan hồn tuẩn táng theo vua . Các cung phi được chọn vào cung đời Minh phần lớn không những phải chịu cuộc sống cô độc khổ sở mà còn phải đối mặt với hiện thực tàn nhẫn: tuẫn táng. Mỗi khi hoàng đế băng hà, tiếng khóc của các cung nữ vang lên khắp hoàng cung. Bọn họ không chỉ khóc thương hoàng đế vừa chết mà còn lo sợ sẽ phái tuẫn táng theo ông. Nhà vua vừa chết, các thái giám đã đưa các hậu phi đến một cung điện nhỏ, trên nền đất để một chiếc ghế đẩu, trên xà nhà buộc một sợi giây lụa trắng, đó là mấy thứ chuẩn bị cho các hậu phi tự treo cổ. Theo ghi chép trong “Minh triều tiểu sử” quyển 3, sau khi Chu Nguyên Chương (1398) chết, “toàn bộ cung nhân trong cung đều tuẫn táng hết”. Cùng bồi táng theo ông vào Hiếu lăng là toàn bộ hơn 40 cung phi. Sau đó, tại Trường Lăng của Thành Tổ (1424) cũng tuẫn táng hơn 30 cung phi, Hiến lăng của Nhân Tôn (1425) có 7 cung phi bồi táng, Cảnh lăng của Tuyên Tôn (1435) có 10 cung phi “tuẫn tiết cùng chôn”. Đường vào các lăng vua Minh ở Nam Kinh Tình trạng các cung phi tuẫn táng rất thê thảm. Sau khi Minh Thành Tổ chết hơn 30 cung phi đều phải tuẫn táng, toàn bộ đều buộc phải treo cổ tự sát. Trong 10 cung phi tuẫn táng theo Minh Tuyên Tôn có một người tên là Quách Ái, vừa vào cung chưa được một tháng có thể còn chưa thấy mặt vua, nhưng cũng phải tuẫn táng theo nhà vua vừa chết, sau khi biết ngày chết của mình bà đã để lại bài thơ tuyệt mệnh rất cảm động còn được lưu truyền đến nay. Phương thức tuẫn táng chủ yếu của các cung phi là tự treo cổ, tuyệt thực, nhưng những điều này ít thấy ghi chép trong chính sử Trung Quốc.


 
 
Tuy vậy, trong cuốn “Lý triều thực lục” của Triều Tiên đã ghi chép tỉ mỉ toàn bộ quá trình “tự sát” tập thể của các phi tần tuẫn táng theo Minh Thành Tổ. Ngày Mậu Ngọ, tháng 10 năm Minh Vĩnh Lạc thứ hai mươi hai, hơn ba mươi phi tần được lựa chọn để tuẫn táng dùng cơm tại ngoài điện, sau đó được đưa vào trong điện, lúc này “tiếng khóc của các cung nữ rung cả cung điện”. Trong điện đặt hơn ba mươi chiếc “giường gỗ nhỏ”, những phi tần bị buộc đi vào cõi chết đó được lệnh đứng lên giường gỗ, trên đỉnh đầu họ là những sợi dây thừng để tự treo cổ đã chuẩn bị sẵn, “chui đầu váo cái vòng, đạp đổ giường, rồi nghẹt thở mà chết” Trong hơn ba mươi cung phi đó có hai người là do Triều Tiên tiến cống, một người tên là Hàn thị, một người tên là Thôi thị, đều được phong là “Mỹ nhân”. Gần đến ngày phải tự sát, Hàn thị bỗng quì xuống trước mặt Minh Nhân Tôn, người vừa lên ngôi và “xử quyết” mình cầu xin thả bà về nước để nuôi dưỡng mẹ già, nhưng Minh Tôn không động lòng, cuối cùng cả hai người con gái Triều Tiên đều bị chết ở nơi đất khách quê người. 

 

 

 
 
 

 
Tham quan Di Hòa Viên , Cung Điện Mùa Hè của Từ Hy Thái Hậu , là một cung điện được xây dựng từ thời nhà Thanh

 
 
Di Hòa Viên , hay cung điện mùa hè - là một cung điện được xây dựng từ thời nhà Thanh, nằm cách Bắc Kinh 15 km về hướng tây bắc. Di Hòa Viên (nghĩa đen là "vườn nuôi dưỡng sự ôn hòa") đến nay vẫn còn được bảo tồn tốt. Nơi đây nổi tiếng về nghệ thuật hoa viên truyền thống của Trung Quốc. Di Hòa Viên có lịch sử tồn tại trên 800 năm với nhiều tên gọi khác nhau. Đầu đời nhà Tấn, một cung điện tên là Kim Sơn Cung đã được xây dựng tại nơi mà ngày nay là Di Hòa Viên. Năm 1750, vua Càn Long xây Thanh Y Viên tại khu vực này để mừng sinh nhật mẹ ông. Năm 1860, trong Chiến tranh Nha Phiến, liên quân Anh - Pháp bắn phá khiến Thanh Y Viên bị hư hại nặng. 28 năm sau, Từ Hi Thái Hậu lấy ngân quỹ vốn dùng để hiện đại hóa hải quân ra trùng tu hoa viên trong vòng 10 năm và đặt tên là Di Hòa Viên. Năm 1900, trong loạn Quyền Phỉ, liên quân 8 nước lại phá hoại hoa viên lần nữa. Khi Từ Hi hồi cung tại Bắc Kinh năm 1903, bà cho đại trùng tu hoa viên.

 

 
 

 

 

 

 

 
 

 

 

 
Hai cảnh nổi bật ở Di Hòa Viên là Vạn Thọ Sơn và hồ Côn Minh. Hoa viên rộng 294 mẫu, trong đó diện tích hồ chiếm 220 mẫu. Vườn chia làm ba khu vực: khu hành chính (chủ yếu là Nhân Thọ Điện - nơi Từ Hi tiếp các quan lại và giải quyết quốc sự), khu nghỉ ngơi (gồm các điện và vườn hoa) và khu phong cảnh.

 
 

 
Lịch sử đã ghi nhận, khu công viên này được hình thành từ triều Kim (1115 - 1234). Tại đây các vị hoàng đế nhà Kim đã dựng lên vô số những hành cung nguy nga và những khu giải trí cực kỳ xa xỉ. Từ đó các triều đại tiếp nối nhau xây thêm nhiều công trình hoành tráng khác. Đến đời Vua Càn Long (1736-1796) nhà Thanh, quy mô khu công viên không những đã mở rộng một cách đáng kể, mà còn được xây thêm nhiều công trình mới, và đổi tên là Thanh Ý viên. Năm 1860 liên quân Anh - Pháp tấn công Bắc Kinh đã tràn vào đây cướp bóc, đốt phá khiến Thanh Ý viên tan hoang.

 
 
 
Năm 1888, Từ Hy Thái Hậu đã lấy 500 vạn lạng bạc vốn dĩ dùng để xây dựng hải quân, trùng tu lại Thanh Ý viên thành một công viên tráng lệ, và đổi tên thành Di Hòa viên (khu vườn di dưỡng tinh thần). Di Hòa viên mà ta thấy ngày nay chính là những gì được tạo ra từ lần trùng tu này.

 
 

 
Di Hòa viên là một công viên nằm ở phía tây Bắc Kinh, diện tích khoảng 290 hécta, trong đó 3/4 là diện tích mặt nước. Đây là khu vui chơi giải trí nổi tiếng dành riêng cho hoàng gia của các triều đại Trung Hoa.

 
 
 

 
Nhắc đến lịch sử nhà thuốc Đồng Nhân Đường phải bắt đầu từ cách đây hơn 400 trăm năm. Lạc Hiển Dương theo gia đình đến Bắc Kinh, kế nghiệp cha ông mở một hiệu thuốc nhỏ trong ngõ hẻm. Theo thời gian, hiệu thuốc trong ngõ hẻm đó nhanh chóng nỗi tiếng khắp kinh thành, ai ai cũng biết đến. Đây chính là tiền thân của Đồng Nhân Đường bây giờ. Lạc Hiển Dương luôn lấy y đức làm đầu, răn dạy con cháu và người làm công về những đạo lý hành nghề y. Mọi sự phải lấy việc cứu người là quan trọng nhất và nổi tiếng với sản phẩm an cung ngưu hoàng hoàn từ thời bấy giờ.

 
 
Tiếng tăm của Lạc Hiển Dương nhanh chóng được hoàng đế biết đến và triệu vào trở thành thái y trong cung đình. Vào năm 1669, ông khai trương hiệu thuốc mới và lấy tên là “Đồng Nhân Đường”.
Về sau, Lạc Hiển Dương truyền lại nghề cho con trai thứ 3 là Lạc Phượng Minh. Lạc Phương Minh kế nghiệp gia đình cũng như y đức của người cha, thực hiện cứu người hành thiện. Nhờ vậy mà, Đồng Nhân Đường đã được tôn vinh là “Đại Thanh Dược Vương”.  Đến 1723, Đồng Nhân Đường được vua Ung Chính thời đó chỉ định là Dược phòng ngự cung Hoàng cung, chuyên bốc thuốc cho cung đình. Từ đó, Đồng nhân đường chịu trách nhiệm này trong suốt 188 năm, trải qua 8 đời vua nhà Thanh.

 

 

 
Dùng cơm chiều tại nhà hàng ở hiệu thuốc Đồng Nhân Đường

 
Dạo phố Bắc Kinh về đêm
 

 
  Dạo phố Bắc Kinh về đêm
 
Dạo phố Bắc Kinh về đêm
 
 
  Dạo phố Bắc Kinh về đêm
  Dạo phố Bắc Kinh về đêm

 

 

 
Ritan Hotel 4 sao ở Bắc Kinh

 
Dùng Buffet sáng
 
  
 

 
 
 

 

 

 
Thứ hai 03.07.2017 Tham quan Kỳ hươu tại Đông Tiện Môn - Tử Cấm Thành - Quảng trường Thiên An Môn 
 
  Tham quan Kỳ hươu tại Đông Tiện Môn Tìm hiểu về Kỳ Hưu, một thần thú đem lại may mắn cho người dân Trung Quốc ,Vào trong nơi thờ Tỳ hưu không được chụp hình ! 
Nhìn chung, đa phần người ta vẫn sử dụng Tỳ Hưu với ý niệm đơn giản, cầu tiền bạc dồi dào. Nhưng thực ra, Tỳ Hưu gắn liền với nhiều truyền thuyết thú vị và đáng suy ngẫm. Tỳ Hưu vốn là một loài thần thú trong truyền thuyết của người Trung Hoa cổ đại, nó còn có những tên khác là Thiên Lộc, Tích Tà và Bách Giải. Tỳ Hưu có đầu rồng, thân ngựa, chân kỳ lân, hình dáng giống sư tử, lông màu xám trắng, có cánh ngắn, trên đầu có hai sừng. Một điểm đặc biệt của Tỳ Hưu, đó là có miệng mà không có hậu môn. Có truyền thuyết cho rằng, Tỳ Hưu là đứa con thứ chín của Rồng, thích ăn vàng bạc châu báu, rất được Ngọc Hoàng yêu chiều. Thế nhưng ăn nhiều quá, đến một lần bị tiêu chảy, không kìm được mà… ị bậy. Ngọc Hoàng nổi giận liền đánh mông Tỳ Hưu, cuối cùng mông bị bít kín lại, thế là về sau, bao nhiêu của nả vào mồm nó thì không ra được nữa. Nhưng cũng có nơi lại nói, Tỳ Hưu sinh ra đã không có hậu môn. Bởi đặc điểm này, Tỳ Hưu được coi là thần thú chiêu tài tiến bảo. Dân gian thường đặt tượng Tỳ Hưu trong nhà, hoặc đeo trang sức khắc hình Tỳ Hưu để cầu tài lộc chính là từ truyền thuyết này. 

 

 
Tỳ Hưu mỗi ngày đều ăn rất khỏe, nhưng lại không đi đại, tiểu tiện chút nào. Toàn thân nó bài tiết ra một thứ mồ hôi có mùi thơm vô cùng kỳ lạ, động vật xung quanh ngửi thấy mùi hương này đều bị dụ tới, cuối cùng bị Tỳ Hưu nuốt sạch. Do bản tính hung mãnh này, mà trong phong thủy, người ta cho rằng, Tỳ Hưu có thể trừ tà, trấn trạch, hóa sát. 
 
Thời cổ, qua bao nhiêu triều đại, Tỳ Hưu vẫn luôn luôn được triều đình coi là biểu tượng may mắn, thường tạc một đôi Tỳ Hưu đặt trước cửa phủ tài chính để chiêu tài ích thọ, cầu cho quốc khố luôn luôn dồi dào. Bởi vậy, cất giữ Tỳ Hưu làm của riêng là tội chém đầu. Nghe nói, Hòa Thân từng lén cất giấu Tỳ Hưu trong nhà, cuối cùng giàu có vô kể, trở thành nhân vật “dưới một người, trên vạn người”. Đến thời hiện đại ngày nay, tỷ phú Lý Gia Thành người Hồng Kông là 1 trong 10 người giàu nhất thế giới, nhưng ít ai biết, ông cũng là người sưu tầm nhiều Tỳ Hưu nhất thế giới. Nghe nói, số lượng Tỳ Hưu ông sở hữu lên đến 888 con, trong đó có một con thuộc đôi Tỳ Hưu mà Tưởng Giới Thạch từng sở hữu. Người Hồng Kông rất tin vào Tỳ Hưu, bày Tỳ Hưu đã trở thành một thói quen thường ngày của họ.
  

 
 

 
 

 
Quảng trường Thiên An Môn - Bắc Kinh
 
 

 

 
Đài tưởng niệm anh hùng nhân dân cao 37,94 m, nằm ở trung tâm của quảng trường Thiên An Môn, được xây dựng bằng đá granit vào năm 1952, khắc tên những anh hùng có công trong lịch sử Trung Quốc
 

 
Quảng trường nằm ở giữa hai cổng đồ sộ mang nét cổ xưa vô cùng trang nghiêm: phía bắc là cổng Thiên An Môn nổi tiếng và phía nam là cổng Tiền Môn. Dọc theo phía tây của quảng trường là Đại lễ đường Nhân dân rộng lớn. Dọc theo phía đông là Viện bảo tàng quốc gia về Lịch sử Trung Hoa. Đại lộ Trường An trong khuôn viên quảng trường thường được dùng trong các cuộc diễn hành lớn cấp quốc gia. Dọc theo lề phía đông và phía tây quảng trường có cây xanh che bóng mát, nhưng bên trong sân quảng trường thì trống rỗng, chỉ có những cây cột đèn lớn với máy thu hình theo dõi. Đây là khu vực được theo dõi và bảo vệ an ninh vô cùng nghiêm ngặt.
 

 

 
Lịch sử xây dựng quảng trường bắt đầu vào năm 1417 với một hành lang dài hình chữ " T" nối giữa Thừa thiên môn (năm 1651 nhà Thanh được tu bổ và đổi tên thành Thiên an môn) và Đại Minh môn (năm 1651 đổi tên thành Đại Thanh môn, năm 1912 đổi tên thành Trung hoa môn, nay đã bị phá bỏ) ở phía Bắc và Nam, và giữa Trường an môn đông (đã bị phá bỏ) và Trường an môn tây(đã bị phá bỏ) ở phía Đông và Tây được gọi là "Thiên bộ lang" (hành lang dài 1000 bước chân); hai bên hành lang là các công sở triều đình. Quảng trường được bao quanh bởi tường cao và người dân bị cấm tiếp cận trừ những dịp nhất định. 
 
  Quảng trường Thiên An Môn tọa lạc tại vị trí đắc địa của Trung Quốc. Nó nằm ngay liền kề với Tử Cấm Thành và cổng Thiên An Môn ở phía Bắc, phía Nam là khu vực giáp giữa quảng trường với Tiền Môn, phía tây là Đại Lễ đường, phía Đông là bảo tàng lịch sử quốc gia của đất nước. Tại Thiên An Môn, là quảng trường nên chỉ là một sân trống, không hề có ghế ngồi hay cây cối mà chỉ có ở dọc hai bên. Quảng trường Thiên An Môn là nơi thường xuyên sảy ra những hoạt động chính trị quan trọng của đất nước. Vì vai trò quan trọng của nó mà nơi đây luôn được đội ngũ cảnh sát giám sát chặt chẽ. Tuy nhiên điều này sẽ không làm ảnh hưởng gì nhiều đến hoạt động tham quan của các du khách.
 
 

 
  
 
 
 
Tử cấm thành ( Cố Cung) Bắc Kinh , Nơi mua vé vào cổng 
 
 
 
  Tử Cấm thành Bắc Kinh, Trung Quốc hay Cố Cung (theo cách gọi ngày nay), nằm ngay giữa trung tâm thành phố Bắc Kinh trước đây, là cung điện của các triều đại từ giữa nhà Minh đến cuối nhà Thanh Trung Quốc. Viện bảo tàng nằm trong Cố Cung được gọi là Viện bảo tàng Cố Cung ( Cố Cung bác vật viện). Diện tích Tử Cấm Thành là 720.000 m², gồm 800 cung và 9999 phòng. Do đó, UNESCO đã xếp Cố Cung vào loại quần thể cổ bằng gỗ lớn nhất thế giới và được công nhận là Di sản thế giới tại Trung Quốc vào năm 1987 với tên gọi là Cung điện triều Minh và triều Thanh tại Bắc Kinh và Thẩm Dương (tiếng Anh: Imperial Palace of the Ming and Qing Dynasties in Beijing and Shenyang). Khu Tử Cấm thành tọa lạc tại chính nam của Quảng trường Thiên An Môn. Có thể đi vào Cố Cung qua Thiên An Môn. Tử Cấm Thành được Hoàng thành bao bọc xung quanh.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
  Tử Cấm Thành có hình chữ nhật, chiều bắc - nam dài 961 m và đông - tây dài 753 m. Nó gồm 980 căn nhà với 8,886 phòng, được bao bọc bởi tường cao 7.9 m và dày 6 m, với hào sâu 52 m. Bốn góc là 4 tòa tháp (E) với kiểu mái phức tạp, tượng trưng cho Đằng Vương các và Hoàng Hạc lâu . Mỗi mặt tường có một cổng: Ngọ môn ; Thần Vũ môn ; Đông Hoa môn và Tây Hoa môn 

Tử Cấm thành được chia làm hai phần: Ngoại đình (còn gọi là Tiền triều ) phía Nam dành cho các lễ nghi, và Nội đình (tức Hậu cung ) phía Bắc là nơi ở của Hoàng đế và Hoàng thất, cũng là nơi Hoàng đế và các quan lại họp bàn việc triều chính hàng ngày.

 7b7uoP.jpg


 
  

 Ở phía trước tháp đặt hai cột đá, mỗi cột cao 10m, nặng 10 tấn, chạm khắc hình rồng và nhiều tượng đá sư tử. Sư tử được đặt trước cổng tháp với ý nghĩa trừ tà ma


 

 
 
 
  Đi vào từ Ngọ môn, sẽ thấy một con sông (Kim Thủy) được bắc qua bởi năm cây cầu, dẫn đến Thái Hòa môn, đằng sau là một quảng trường lớn. Phía cuối quảng trường là bậc thang làm bằng đá cẩm thạch trắng, dẫn vào Tam Đại điện là Thái Hòa điện , Trung Hòa điện và Bảo Hòa điện . Thái Hòa điện ban đầu có tên là Phụng Thiên điện là điện lớn nhất, cao 30 m so với quảng trường xung quanh, là nơi diễn ra các nghi thức và lễ tế quan trọng. Trung Hòa Điện ban đầu có tên là Hoa Cái điện nhỏ hơn, là nơi Hoàng đế chuẩn bị và nghỉ ngơi trong các buổi lễ. Phía sau là Bảo Hòa điện ban đầu có tên là Cẩn Thân điện , để tập dượt chuẩn bị cho các nghi lễ, và cũng là nơi tổ chức vòng thi cuối cùng của kỳ thi khoa cử. Cả ba điện đều có ngai vàng, và cái lớn nhất được đặt ở Thái Hòa điện.
 
 
 
  Để thể hiện sức mạnh của “Thiên tử” tức “con trời”, nơi hoàng đế sống phải là trung tâm của thế giới. Do đó tất cả các cánh cổng, điện và các công trình của Tử Cấm Thành đều được sắp xếp quanh tâm trục Bắc - Nam của Bắc Kinh thời cổ. Trung tâm Tử Cấm Thành là Hoàng thành. Trung tâm Hoàng thành là Cung thành, trung tâm Cung thành là Thái Hòa điện, trung tâm của Thái Hòa điện là Tu Mi Sơn, tượng trưng cho trung tâm của vũ trụ. Tầng tầng lớp lớp kiến trúc ấy xoay quanh trục chính, hướng vào trung tâm và tôn quý trung tâm.

 

 

 
 
 
 
 
Ở trung tâm của Hậu cung là ba cung lớn (Hậu tam cung ): Càn Thanh cung , Giao Thái điện và Khôn Ninh cung . Hoàng đế, biểu thị cho Dương và Trời, ở Càn Thanh cung. Hoàng hậu, biểu thị cho Âm và Đất, ở Khôn Ninh cung. Giao Thái điện ở giữa hai cung, tượng trưng cho sự giao hòa Âm - Dương. Đây là nơi giữ 25 loại ấn quan trọng của nhà Thanh cũng như các vật dụng dùng cho các nghi lễ. Từ thời Ung Chính, vua chuyển đến sống tại Dưỡng Tâm điện phía tây để tỏ lòng kính trọng với Khang Hi. Càn Thanh cung trở thành nơi thiết triều của Hoàng đế. Vì vậy, Hoàng hậu cũng rời khỏi cung Khôn Ninh.

Phía Tây Nam và Đông Nam của Tiền triều là Võ Anh điện và Văn Hoa điện . Võ Anh điện là nơi Hoàng đế gặp các quan đại thần và thiết triều, còn Văn Hoa điện là nơi lưu trữ thư pháp của Hoàng đế. Phía Đông Bắc là Nam tam sở là nơi ở của Hoàng thái tử.
 

 

 
 
  Tử Cấm Thành được xây dựng trong 14 năm với những vật liệu cao cấp như gạch Tô Châu, ngói men ngọc An Huy, đá quý Phòng Sơn, gỗ quý Phương Nam.
 

  

Đăng nhận xét (0)
Mới hơn Cũ hơn