Album 03 gồm 100 tấm , hình nhiều chờ download vài phút , nếu hình download không đủ vui lòng nhấn F5 trên bàn phím...
Mùng 3 (05.2.2011)
QUÃNG NGÃI - HUẾ : 230 KM - nghĩ đêm ở Duy Tân 2 Hotel -Huế
Rời TP.Quãng Ngãi đi Huế xuyên qua Hầm Hải Vân, là hầm đường bộ dài nhất (7 Km) Đông Nam Á, xuyên qua đèo Hải Vân, nối liền tỉnh Thừa Thiên-Huế với thành phố Đà Nẵng ở miền Trung Việt Nam. Được khánh thành vào ngày 5 tháng 6 năm 2005
Đây là một trong những hầm đường bộ lớn nhất được xây dựng tại Việt Nam và cũng là một trong 30 hầm lớn, hiện đại nhất thế giới. Hầm đường bộ Hải Vân nối liền tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng
Bên cạnh ý nghĩa về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng, công trình hầm đường bộ Hải Vân còn góp phần hoàn thiện hành lang giao thông khu vực tiểu vùng sông Mê Kông (nối từ vùng Đông Bắc Thái Lan qua Trung Lào vào Việt Nam thông qua Quốc lộ 9 Quảng Trị), tạo điều kiện cho phát triển du lịch - thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế.
Dưới chân đèo Hải vân
Bánh Khoái đặc biệt ở Huế
Ngọ Môn (tên chữ Hán: 午門) là cổng chính phía nam của Hoàng thành Huế. Hiện nay là một trong những di tích kiến trúc thời Nguyễn trong quần thể di tích cố đô Huế. Ngọ Môn, có nghĩa đen là Cổng giữa trưa hay Cổng xoay về hướng Ngọ, là cổng lớn nhất trong 4 cổng chính của Hoàng thành Huế
Ngọ Môn cũng là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Nơi đây ngày xưa vẫn thường diễn ra các lễ lạc quan trọng nhất của triều Nguyễn như lễ Ban sóc (ban lịch mới), Truyền Lô (tuyên đọc tên tiến sĩ tân khoa)... Ngày 30 tháng 8 năm 1945, tại Ngọ Môn, vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của Việt Nam, đã thoái vị và trao chính quyền lại cho chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Cầu Trường Tiền hay còn được gọi là Cầu Tràng Tiền [1] là chiếc cầu dài 402,60m; rộng 5,40m, có sáu nhịp và mười hai vài (mỗi vài dài 66 thước 8 tấc 5 phân, rộng 6 thước 2 tấc) [2], được thiết kế theo kiến trúc Gô tích, mỗi nhịp có hình bán nguyệt, bắc qua sông Hương. Đầu cầu phía bắc thuộc phường Phú Hòa, đầu cầu phía nam thuộc phường Phú Hội; ở ngay giữa thành phố Huế thuộc Việt Nam.
Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp
Anh theo không kịp
Tội lắm em ơi!
Bấy lâu mang tiếng chịu lời
Em có anh xa đi nữa
Cũng tại ông Trời nên xa...
Vắt qua sông Hương có hàng chục chiếc cầu, nhưng chỉ có một cây cầu trở thành một trong những biểu tượng của Huế, đó là cầu Tràng Tiền.Theo sách Đại nam Nhất thống chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn ''cầu sắt Tràng Tiền ở Đông Nam kinh thành... khởi làm năm Thành Thái thứ 9 (1897) cầu có 6 gian (6 nhịp), dài khoảng 400m, đến năm 1899 mới xong''.Đến tháng 8 năm 1904, một cơn bão dữ dội tràn vào miền Trung Việt Nam, cầu bị sập 4 nhịp, chỉ còn 2 nhịp. Đến năm 1906 cầu được sửa chữa lại. Cầu Tràng Tiền hôm nay cũng đã được tu bổ nhiều lần qua thời gian. Ngay bên tả đầu cầu xưa là chợ nhỏ của bến đò Tràng Tiền có tên chợ Đông Ba. Nay chợ Đông Ba là 1 trung tâm thương nghiệp của thành phố.
Đêm ở Huế Lạnh 14-15 oC ăn Lẩu và uống Whisky thật thích hợp
Cao Lảo gia trông oai quá !!!
Huỳnh Lảo gia cũng không kém
Bên bờ sông Hương - Huế
Chùa Thiên Mụ
Ai ra xứ Huế thì ra
Ai về là về núi Ngự
Ai về là về sông Hương
Nước sông Hương còn vương chưa cạn
Chim núi Ngự tìm bạn bay về
Người tình quê ơi người tình quê thương nhớ xin trở về ...
Bên bờ Sông Hương
LĂNG TỰ ĐỨC
LĂNG TỰ ĐỨC
LĂNG TỰ ĐỨC
LĂNG TỰ ĐỨC
Y Khiêm và Trì Khiêm Viện , chổ ở cung nử của vua