Album 04 gồm 94 tấm , hình nhiều chờ download vài phút , nếu hình download không đủ vui lòng nhấn F5 trên bàn phím...
Mùng 4 : LÀM VUA Ở HUẾ ,THAM QUAN LĂNG TỰ ĐỨC, VĨ TUYẾN 17 CẦU HIỀN LƯƠNG
"Huỳnh Thái Tổ" vừa lên ngôi Hoàng Đế...
Ngồi kiệu chuẩn bị đi vi hành...
Ái phi của trẩm
Hoàng gia ...
Công chúa và Phò Mã
Cho trẩm "dê" tí nào.......
Đừng làm thiếp sợ.....
Cho trẩm hôn tí nào
Ông vua con
Vua quậy quá nên bị truất phế rồi !!!
Hoàng tộc
Con có muốn làm phò mã không?
Sỹ nhăn răng cười "dạ có chứ"......
Nghe lời ta dạy , ta sẽ truyền ngôi cho !
Công chúa Yến Nhi
Trước Lăng Tự Đức
Du khách nước ngoài đang lắng nghe thông dịch kể chuyện lịch sử Việt Nam
Lăng Tự Đức là một quần thể công trình kiến trúc, trong đó có nơi chôn cất vua Tự Đức tọa lạc trong một thung lũng hẹp thuộc làng Dương Xuân Thượng, tổng Cư Chánh (cũ), nay là thôn Thượng Ba, xã Thủy Xuân, thành phố Huế. Lúc mới xây dựng, lăng có tên là Vạn Niên Cơ, sau cuộc nổi loạn Chày Vôi, Tự Đức bèn đổi tên thành Khiêm Cung. Sau khi Tự Đức mất, lăng được đổi tên thành Khiêm Lăng.
Khi mới
khởi công xây dựng, vua Tự Đức lấy tên Vạn Niên Cơ đặt tên cho công
trình, với mong muốn được trường tồn. Tuy nhiên, do công việc xây lăng
quá cực khổ, lại bị quan lại đánh đập tàn nhẫn, là nguồn gốc cuộc nổi
loạn Chày Vôi của dân phu xây lăng.
Lăng Tự Đức có kiến trúc cầu kỳ, phong cảnh sơn thủy hữu tình và là một trong những lăng tẩm đẹp nhất của vua chúa nhà Nguyễn.
Ăn buffet sáng ở Duy Tân hotel - Huế
Sương sớm ở TP.Huế
Duy Tân Hotel-Huế
Trên đường đi Đồng Hới- Quãng Bình
Vĩ tuyến 17 , Cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải, tại thôn Hiền Lương, xã Vĩnh Thành, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Cũng tại nơi đây, đã từng diễn ra những cuộc "chọi loa", "chọi cờ" quyết liệt trong Chiến tranh Việt Nam. Thời kỳ đó, cầu Hiền Lương là ranh giới chia cắt Việt Nam thành hai quốc gia (trong suốt 21 năm, từ năm 1954 đến năm 1975). Còn ngày nay nó đã trở thành biểu tượng của "nỗi đau chia cắt".
Chào em gái miền nam , anh vượt vĩ tuyến để tìm em....
Ha ...Ha...vào Nam với em nhe anh !!!
cho con đi theo với !
Gia đình sum họp
Tiếp tục hành trình vượt cầu Hiền Lương ra phía Bắc
Đến năm 1950, do nhu cầu quân sự, Pháp đã cho xây lại cầu bằng bê tông cốt thép, dài 162m, rộng 3,6m, trọng tải 10 tấn. Cây cầu này tồn tại được hai năm thì bị du kích Việt Minh đặt bộc phá đánh sập để ngăn chặn sự tiến công của địch. Tháng 5 1952 thực dân Pháp xây lại một chiếc cầu mới gồm 7 nhịp, dài 178m, trụ bằng bê tông cốt thép, dầm cầu bằng thép, mặt lát bằng gỗ thông, rộng 4m, hai bên có thành chắn cao 1,2m, trọng tải cầu tối đa là 18 tấn.
Trước khi chưa có cầu bắc qua sông Bến Hải, đoạn sông rộng chưa đầy 100m này chỉ có một bến phà. Cầu Hiền Lương đầu tiên được xây dựng năm 1928 do phủ Vĩnh Linh huy động nhân dân trong vùng đóng góp công sức. Cây cầu này được làm bằng gỗ, đóng cọc sắt, rộng 2m, trọng tải chỉ đủ cho người đi bộ. Năm 1931 cây cầu này được thực dân Pháp sửa chữa lại nhưng xe cộ muốn qua sông thì vẫn phải đi bằng phà. Năm 1943 cầu được nâng cấp thêm một lần nữa, lúc này xe cơ giới loại nhỏ có thể qua được.