ALBUM 18 : KÝ SỰ DU LỊCH HOA KỲ CỦA GIA ĐÌNH CƯỜNG DIỆU - THÁNG 10 2018

ALBUM 18 : KÝ SỰ DU LỊCH HOA KỲ CỦA GIA ĐÌNH CƯỜNG DIỆU - THÁNG 10 2018

a32  a32 a32

  Sau đây mời mọi người cùng xem lại hình ảnh kỷ niệm đẹp của chúng tôi qua 6 tiểu bang và 12 thành phố . 23 Album mỗi Album trung bình 120 ảnh . ở cuối trang có link chuyển sang Album mới . 

ALBUM 18 : Ngày 01 tháng 11 năm 2018 - NEW YORK

USA2679

USA2681

USA2682 

Số người có nhà tại Thành phố New York là khoảng 33%, thấp hơn nhiều so với trung bình toàn quốc khoảng từ 3% đến 4,5%, cũng thấp dưới 5% mức trần được định nghĩa để chỉ sự khẩn trương về nhà ở và được tính toán để ra quyết định có nên duy trì mức bình ổn và kiểm soát về nhà cho thuê. Khoảng 33% các đơn vị nhà cho thuê luôn được bình ổn. Tìm nơi cư ngụ, đặc biệt là nhà ở giá phải chăng, tại Thành phố New York có thể nói là nhiều thử thách. Tính đến năm 2017, thành phố New York là thành phố có số lượng tỉ phú lớn nhất trên thế giới, với 103 người. 

USA2683

USA2684 

Nhờ vào tỉ lệ cao số người sử dụng chuyên chở công cộng, 120.000 người dùng xe đạp đi lại hàng ngày và nhiều người đi bộ để đến nơi làm việc nên Thành phố New York trở thành thành phố lớn sử dụng năng lượng có hiệu quả nhất tại Hoa Kỳ. Đi bộ và đi xe đạp chiếm 21% giao thông tại thành phố; tỉ lệ trung bình cho các vùng đô thị trên toàn quốc là khoảng 8%. 

USA2685

USA2686

USA2687

USA2688 

Mặc dù Thành phố New York phụ thuộc vào chuyên chở công cộng nhưng đường sá của thành phố cũng được xem là một đặc điểm đáng chú ý của thành phố. Bảng quy hoạch đường phố Manhattan năm 1811 có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển bề mặt thành phố. Một số đường phố của thành phố như Broadway, Phố Wall và Đại lộ Madison cũng được dùng như một hình thức ngắn gọn để gọi các ngành công nghiệp quốc gia nằm ở đó: theo thứ tự vừa kể là nhà hát (Broadway), tổ chức tài chính (Phố Wall), quảng cáo (Đại lộ Madison). 

USA2689

USA2690 

Không như mọi thành phố lớn khác tại Hoa Kỳ, chuyên chở công cộng là kiểu chuyên chở phổ biến nhất của New York. Khoảng 54,6% người dân New York ra vào thành phố làm việc trong năm 2005 sử dụng giao thông công cộng. Khoảng một phần ba số người sử dụng giao thông công cộng tại Hoa Kỳ và hai phần ba số người sử dụng giao thông đường sắt trên toàn quốc sống trong vùng đô thị Thành phố New York. Điều này trái ngược với phần còn lại của quốc gia, nơi có khoảng 90% người ra vào thành phố làm việc bằng xe hơi. New York là thành phố duy nhất tại Hoa Kỳ có hơn phân nửa hộ gia đình không có xe hơi. Tại Manhattan, hơn 75% cư dân không có xe hơi trong khi tỷ lệ của toàn quốc là 8%. Theo Cục điều tra dân số Hoa Kỳ, cư dân New York bỏ ra bình quân 38,4 phút mỗi ngày để đi đến nơi làm việc - thời gian đến nơi làm việc dài nhất trong số những thành phố lớn trên toàn quốc. 

USA2691

USA2692

USA2693

USA2694

USA2695

USA2696 

Thành phố New York là địa điểm của một số bất động sản giá trị nhất thế giới và Hoa Kỳ. Bất động sản số 450 Đại lộ Park được bán với giá 510 triệu đô la vào ngày 2 tháng 7 năm 2007, khoảng 17.104 đô la Mỹ một mét vuông (1.589 đô la Mỹ/ft²), phá vỡ kỷ lục mới cách đó một tháng của một tòa nhà văn phòng Mỹ được bán với giá 15.887 đô la Mỹ một mét vuông (1.476 đô la Mỹ/ft²), ghi nhận vào tháng 6 năm 2007 ở số 660 Đại lộ Madison. Riêng quận Manhattan có 32.860.000 m² (353,7 triệu ft²) chỗ dành cho văn phòng vào năm 2001. 

USA2697

USA2698

USA2699

USA2700

USA2701

USA2702 

 

USA2703

USA2704 

Midtown Manhattan là khu thương mại trung tâm lớn nhất tại Hoa Kỳ và là nơi tập trung nhiều nhất các tòa nhà chọc trời. Hạ Manhattan là khu thương mại trung tâm lớn thứ ba tại Hoa Kỳ và là nơi có Thị trường Chứng khoán New York nằm trên phố Wall và NASDAQ. Hai trung tâm thị trường chứng khoán này đại diện cho thị trường chứng khoán lớn thứ nhất và thứ hai thế giới theo thứ tự vừa kể khi được tính theo số lần giao dịch trung bình hàng ngày và tổng giá trị tư bản. Dịch vụ tài chính cung cấp khoảng trên 35% lợi tức từ việc làm của thành phố. Địa ốc là một lực lượng chính trong nền kinh tế thành phố vì tổng giá trị của tất cả các bất động sản của thành phố là 802,4 tỷ đô la Mỹ năm 2006.[126] Trung tâm Time Warner là bất động sản có giá trị thị trường được liệt kê là cao nhất trong thành phố với giá là 1,1 tỷ đô la Mỹ năm 2006.  

USA2705

USA2706

USA2707 

Công nghiệp phim và truyền hình của thành phố đứng hạng nhì quốc gia, sau Hollywood. Những công nghệ sáng tạo như quảng cáo, thời trang, thiết kế và kiến trúc tạo ra một số lớn công ăn việc làm và New York cũng có được lợi thế cạnh tranh mạnh trong những ngành công nghệ này. Các ngành công nghệ kỹ thuật cao như công nghệ sinh học, phát triển phần mềm, thiết kế trò chơi điện tử, và dịch vụ internet cũng đang phát triển nhờ vào vị trí của thành phố nằm ở nơi điểm cuối của một số đường dây cáp quang liên Đại Tây Dương. Những ngành quan trọng khác còn có nghiên cứu và kỹ thuật y học, các cơ quan bất vụ lợi, và các viện đại học. 

USA2708


USA2710 

 Lĩnh vực sản xuất mang lại số lượng lớn nhưng hiện đang có xu thế giảm sút công ăn việc làm. May mặc, hóa học, sản phẩm kim loại, chế biến thực phẩm, và đồ dùng trong nhà là một số sản phẩm chính yếu. Công nghiệp chế biến thực phẩm là ngành sản xuất bền vững nhất tại thành phố, có giá trị 5 tỷ đô la Mỹ, thuê mướn hơn 19.000 cư dân New York. Chocolate là sản phẩm xuất khẩu hàng đầu của New York với 234 triệu đô la xuất khẩu hàng năm.  

USA2711

USA2712

USA2713

USA2714

USA2715 

Đội xe buýt và hệ thống đường sắt công cộng nội thành của Thành phố New York là lớn nhất Bắc Mỹ. Hệ thống đường sắt nối các khu ngoại ô trong Vùng ba-tiểu bang đến thành phố gồm có Đường sắt Long Island, Đường sắt Metro-North và New Jersey Transit. Các hệ thống kết hợp này gặp nhau tại Ga Grand Central và Ga Pennsylvania và gồm có hơn 250 ga và 20 tuyến đường sắt. 

USA2716

USA2717 

 Kiểu thiết kế Art Deco của Tòa nhà Chrysler năm 1930 với đỉnh thon nhỏ và hình chóp bằng thép đã phản ánh những yêu cầu bắt buộc đó. Tòa nhà này được nhiều sử gia và kiến trúc sư xem như là tòa nhà đẹp nhất New York với cách trang trí rõ nét, thí dụ các góc của tầng 61 có hình biểu tượng chim ó gắn trên nắp phía trước đầu xe Chrysler kiểu năm 1928 và cả các mẫu đèn hình chữ V được ghép chặt bởi một tháp chóp bằng thép ở trên đỉnh tòa nhà. Một ví dụ về ảnh hưởng lớn của kiến trúc phong cách quốc tế tại Hoa Kỳ là Tòa nhà Seagram (1957), đặc biệt vì diện mạo của nó sử dụng các xà bằng thép hình chữ H được bọc đồng dễ nhìn thấy để làm nổi bật cấu trúc của tòa nhà. Tòa nhà Condé Nast (2000) là một thí dụ điển hình cho thiết kế bền vững (Sustainable design) trong các tòa nhà chọc trời của Mỹ. 

USA2718

USA2719

USA2720

USA2721

USA2722

USA2723

USA2724

USA2725

USA2726 

Hiện nay thành phố có 50 nhà chọc trời xây dựng xong, cao trên 200 mét (656 foot). Bị bao quanh bởi mặt nước, mật độ dân số và giá trị bất động sản cao trong những khu thương mại khiến cho New York trở thành nơi tập trung nhiều nhất các tòa nhà, tòa tháp chung cư và văn phòng trên thế giới. 

USA2727

USA2728

USA2729

USA2730

USA2731

USA2732

USA2733

USA2734

USA2735

USA2736

USA2737

USA2738

USA2739

USA2740

USA2741

USA2742

USA2743

USA2744

USA2745

USA2746

USA2747

USA2748

USA2749

USA2750

USA2751

USA2752

USA2753 

 

Đi phà ra tham quan tượng Nử Thần Tự Do 

USA2754

USA2755

USA2756 

Xếp hàng chờ lên phà 

USA2757

USA2758 

Thành phố New York nhìn từ phà vào 😎 

USA2759

USA2760 

Cảng New York, một phần của Cảng New York và New Jersey, nằm ở cửa sông Hudson nơi nó đổ ra vịnh New York và vào Đại Tây Dương ở Bờ Đông của Hoa Kỳ. Đây là một trong những bến cảng tự nhiên lớn nhất trên thế giới. Mặc dù Hội đồng Tên địa lý Hoa Kỳ không sử dụng thuật ngữ này, Cảng New York có các tập quán lịch sử, chính phủ, thương mại và sinh thái quan trọng. 

USA2761 

Nó nhận nước từ sông Hudson (trong lịch sử được gọi là sông Bắc khi nó chảy qua Manhattan) cũng như Kênh Gowanus. Nó nối liền với Vịnh Hạ New York qua the Narrows đến Vịnh Newark qua Kill Van Kull, và đến Vịnh Đảo Long qua sông East (có nghĩa là sông Đông nhưng dù cái tên như vậy, nó thật sự chỉ là một eo biển thủy triều). Nó làm thủy lộ chính cho nước từ sông Hudson chảy ra biển qua the Narrows. Dòng chảy của sông Hudson khi đi ngang qua bến cảng được gọi là "Anchorage Channel" và có độ sâu khoảng 50 ft tại điểm giữa bến cảng. Vịnh có một vài hòn đảo như Đảo Governors gần cửa Sông East, Đảo Ellis, Đảo Liberty, và Đảo đá Robbins có 1 hải đăng trên đó. Đảo đá này xưa kia trong lịch sử từng là một trong những thềm đất lớn nhất có ốc hàu trên thế giới. Trong lịch sử vịnh đóng một vai trò cực kỳ quan trọng đối với thương mại của Vùng đô thị New York. Tượng đài Quốc gia Tượng Nữ thần Tự do gợi nhớ đến hàng triệu di dân đã đến Hoa Kỳ trong cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. 

USA2762

USA2763

USA2764

USA2765

USA2766

USA2767

USA2768

USA2769 

 

Tượng Nử Thần Tự Do đây rồi ! 

USA2770 

Tượng Nữ thần Tự do (tên đầy đủ là Nữ thần Tự do soi sáng thế giới; tiếng Anh: Liberty Enlightening the World; tiếng Pháp: La Liberté éclairant le monde) là một tác phẩm điêu khắc theo phong cách tân cổ điển với kích thước lớn, đặt trên Đảo Liberty tại cảng New York. Tác phẩm này do kiến trúc sư Frédéric Bartholdi thiết kế và được khánh thành vào ngày 28 tháng 10 năm 1886. Đây là tặng vật của nhân dân Pháp gửi nước Mỹ. Tượng Nữ thần Tự do có hình dáng một người phụ nữ mặc áo choàng, tiêu biểu cho Libertas, nữ thần tự do của La Mã, tay phải cầm ngọn đuốc còn tay kia một tấm đá phiến có khắc ngày tháng độc lập của Hoa Kỳ. Bức tượng này là biểu tượng mẫu mực của lý tưởng tự do cũng như của chính Hoa Kỳ. 

USA2771

USA2772 

Kiến trúc sư Bartholdi lấy cảm hứng từ một lời nói của chính trị gia kiêm giáo sư luật học người Pháp, Édouard René de Laboulaye vào năm 1865 rằng bất cứ tượng đài nào dựng lên để đánh dấu ngày độc lập của Hoa Kỳ thì cũng đáng là một dự án chung của cả hai dân tộc Pháp và Mỹ. Vì tình hình chính trị xáo trộn tại Pháp, công trình bị hoãn cho đến đầu thập niên 1870. Năm 1875, Laboulaye đề nghị rằng Pháp sẽ tài trợ việc đúc tượng còn Mỹ sẽ xây phần bệ và tìm vị trí đặt tượng. Bartholdi hoàn thành phần đầu tượng và cánh tay cầm đuốc trước khi bức tượng được thiết kế toàn bộ. Các bộ phận của tượng được trưng bày triển lãm cho công chúng xem trong nhiều đợt triển lãm quốc tế. Riêng cánh tay phải cầm ngọn đuốc được trưng bày tại Công viên Quảng trường Madison của Thành phố New York từ năm 1876 đến năm 1882. Công việc xúc tiến gây quỹ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt về phía người Mỹ. Năm 1885 công việc xây dựng bệ tượng bị đe dọa đình chỉ vì thiếu ngân sách. Joseph Pulitzer, chủ bút của nhật báo New York World, phải khởi động cuộc vận động quyên góp để hoàn thành dự án. Chiến dịch vận động của ông đã thu hút trên 120.000 người ủng hộ. Trong số người góp tiền, đa số góp dưới một đô la mỗi người. 

USA2773

USA2774 

Bức tượng được xây dựng tại Pháp, xếp trong các thùng lớn và vận chuyển bằng tàu biển, rồi sau đó được ráp vào bệ tượng nằm trên hòn đảo vốn xưa kia có tên là Đảo Bedloe (nay là Đảo Liberty). Để đánh dấu việc hoàn thành bức tượng, một cuộc diễn hành lớn diễn ra tại Thành phố New York. Đó cũng là lần đầu tiên công chúng chứng kiến hoa giấy tung xuống đường phố như tuyết rơi. Buổi lễ khánh thành do Tổng thống Grover Cleveland làm chủ tọa. 

USA2775

USA2776

USA2777

USA2778 

Sau các vụ tấn công ngày 11 tháng 9, bức tượng và Đảo Liberty lập tức bị đóng cửa. Đảo được mở cửa trở lại vào cuối năm 2001 trong khi đó bệ tượng và bức tượng vẫn được đặt trong tình trạng đóng cửa đối với công chúng. Bệ tượng mở cửa lại vào tháng 8 năm 2004, nhưng Cục Công viên Quốc gia Hoa Kỳ thông báo rằng các du khách có thể không được an toàn khi vào bức tượng vì rất khó thoát ra khi có tình trạng khẩn cấp. Cục Công viên Quốc gia vẫn duy trì lập trường này cho đến hết thời gian còn lại của chính quyền George W. Bush. Anthony D. Weiner, một dân biểu Hoa Kỳ từ tiểu bang New York, đã tiến hành một cuộc vận động cá nhân để bức tượng được mở cửa trở lại. Ngày 17 tháng 5 năm 2009, Bộ trưởng Nội vụ của Tổng thống Barack Obama là Ken Salazar thông báo rằng vì là "một món quà tặng đặc biệt" cho nước Mỹ nên bức tượng sẽ được mở cửa trở lại cho công chúng vào ngày 4 tháng 7, nhưng mỗi ngày chỉ có một số người hạn chế được phép đi lên đến phần mũ miện. Bức tượng được dự trù đóng cửa vào cuối năm 2011 với thời hạn từ 9 tháng đến 1 năm để gắn vào một cầu thang mới nhằm trợ giúp cho tình trạng khẩn cấp phải di tản. 

USA2779

USA2780

USA2781

USA2782 

Hai mẹ con Nhi bị say sóng rồi ! 

USA2783

USA2784

USA2785

USA2786

USA2787

USA2788

USA2789

USA2790

USA2791 

 Năm 1986, bức tượng được nhóm kỹ sư Hoa Kỳ và Pháp kiểm tra rất tỉ mỉ như là một phần của kế hoạch kỷ niệm sinh nhật lần thứ 100 của tượng. Năm 1982, có thông báo rằng bức tượng cần phải được trùng tu đáng kể. Cuộc nghiên cứu tỉ mỉ cho thấy cánh tay phải được gắn không chính xác vào cấu trúc chính của tượng. Cánh tay đung đưa nhiều hơn khi gặp gió mạnh và có nguy cơ đổ sập rất lớn. Ngoài ra, phần đầu tượng đã được gắn lệch khỏi trung tâm đến 0,61 mét (2 ft) và một trong số những tia trên mũ miện đã làm thủng một lỗ trên cánh tay phải khi bức tượng chuyển động theo gió. Cơ cấu khung giáp bị ăn mòn một cách tệ hại, và khoảng 2% các đĩa tròn bên ngoài cần được thay thế. Tuy những vấn đề của khung giáp đã được phát hiện từ sớm vào năm 1936, khi đó những phần thay thế bằng gang cho một số thanh trụ đã được gắn, nhưng phần nhiều những chỗ ăn mòn bị che lấp bởi nhiều lớp sơn phủ lên trong nhiều năm.

USA2792

USA2793

USA2794 

Dự án Tượng Nữ thần Tự do là do chính trị gia kiêm giáo sư luật học người Pháp, Édouard René de Laboulaye gợi ý vào giữa năm 1865. Trong một buổi nói chuyện sau giờ ăn tối ở tư gia gần Versailles, Laboulaye, một người nhất mực ủng hộ phe liên bang trong Nội chiến Hoa Kỳ, đã phát biểu rằng "nếu một tượng đài cần được dựng lên tại Hoa Kỳ để làm đài kỷ niệm đánh dấu nền độc lập của họ, tôi thiết nghĩ lẽ tự nhiên duy nhất là nếu nó được xây dựng bằng sự hợp lực - một việc làm chung của cả hai quốc gia chúng ta."  

USA2795

USA2796

USA2797 

Bức tượng phải đóng cửa để tu sửa lớn vào năm 1938. Vào đầu thập niên 1980, vì có dấu hiệu hư hại, tượng lại trải qua một đợt đại trùng tu nữa. Trong thời gian tu sửa từ năm 1984 đến 1986, ngọn đuốc và phần lớn cấu trúc bên trong cũng được thay thế. Sau vụ tấn công ngày 11 tháng 9 năm 2001, Tượng Nữ thần Tự do bị đóng cửa vì lý do an ninh; bệ tượng mở cửa lại vào năm 2004 và toàn phần tượng lại đón khách vào xem kể từ năm 2009 nhưng với số lượng hạn chế được phép đi lên đến phần mũ miện. Nhà chức trách dự trù đóng cửa khoảng một năm, bắt đầu từ cuối năm 2011 để trang bị thêm một cầu thang phụ. Lối vào ban công bao quanh ngọn đuốc bị ngăn lại vì lý do an toàn kể từ năm 1916. 

USA2798

USA2799

USA2800


USA2801

USA2802

USA2803

USA2804

USA2805 

Cầu Brooklyn là một trong những cây cầu treo lâu đời nhất Hoa Kỳ. Hoàn thành vào năm 1883, cây cầu kết nối hai khu của Thành phố New York là Manhattan và Brooklyn bị chia cắt bởi Sông East. Với trụ nhịp chính dài 486 mét (1.594,5 ft), nó là cây cầu treo dài nhất thế giới cho đến năm 1903 và là cây cầu treo đầu tiên làm bằng thép. Kể từ khi thông xe, nó đã trở thành một phần biểu tượng của New York. Cây cầu đã được chỉ định là Di tích Lịch sử Quốc gia vào năm 1964. 

USA2806 

Cây cầu Brooklyn không chỉ là một trong những kiệt tác kỹ thuật của thế kỉ 19, một địa điểm đáng xem, đáng ghi lại nhất khi tới thăm New York 

USA2807

USA2808 

Mất 14 năm để xây dựng với số tiền lên đến 15 triệu đô la thời đó , cuối cùng, vào năm 1883, cây cầu Brooklyn đã được khánh thành – nối liền hai quận Manhattan và Brooklyn. Phải cần tới hơn 600 công nhân để biến 6,740 tấn nguyên liệu thành một kì quan mang tính biểu tượng cho Cuộc Cách mạng Công nghiệp. Cây cầu được chống đỡ bởi bốn sợi dây cáp, mỗi dây dài 3,578 feet (1,090m), dày 15,5 inches (40cm), và được dựng lên bởi 21,000 dây thép riêng lẻ. 

USA2809 

Brooklyn là cây cầu treo dây thép đầu tiên, và là cây cầu treo dài nhất trên thế giới tại thời điểm mà nó được xây dựng, với chiều dài phần thân lên tới 1,595 feet (486m). Năm 1903, cây cầu “hàng xóm” Williamsburg đã phá vỡ kỉ lục đó với hơn 4.5 feet chiều dài so với Brooklyn. 

USA2810 

Trước khi có tên gọi chính thức là Brooklyn vào năm 1915, cây cầu đã từng có hai tên gọi trước đó: đầu tiên là Cầu New York và Cầu Brooklyn, và sau đó là Cầu sông Đông (The East River Bridge). 

USA2811 

Cầu Brooklyn là một nơi đông đúc – với hơn 100.000 phương tiện lưu thông mỗi ngày. Kể từ khi cây cầu trở thành một trong những địa điểm chụp ảnh tuyệt vời ở New York, chúng ta có thể tính thêm 4,000 người đi bộ và gần 2,600 xe thô sơ vào lưu lượng giao thông hằng ngày. 

USA2812

USA2813

USA2814

USA2815

USA2816

USA2817

USA2818

USA2819

USA2820

USA2821 

Kế hoạch ban đầu khi tạo nên cây cầu có bao gồm cả việc xây dựng khu trung tâm mua sắm ở phía quận Brooklyn, gọi là chỗ neo đậu của cầu Brooklyn (the Brooklyn Bridge Anchorage). Nhưng việc thực hiện không hiệu quả cho lắm nên không gian này đã trở thành nơi tổ chức rất nhiều cuộc triển lãm trước khi nó bị đóng cửa vì một vài lí do an ninh vào năm 2001. Bên dưới khu vực đó là các tầng hầm đã từng được thuê để làm chỗ chứa rượu – nó quả thật là hầm chứa rượu cool nhất (chơi chữ “coolest” – chỉ nhiệt độ) – vì nó đã giúp hỗ trợ ngân sách cho cây cầu. Năm 2006, ở nơi được lưu giữ từ thời Chiến tranh lạnh, công nhân thành phố đã tìm ra chỗ trú ẩn ở một trong những căn hầm của cây cầu bên phía quận Manhattan– với đầy đủ vật tư y tế, chăn màn và hơn 300.000 gói bánh quy (đã hết hạn). 

USA2822

USA2823

USA2824

USA2825

USA2826

USA2827

USA2829

USA2828

USA2830

NHẤN Ở ĐÂY XEM TIẾP ALBUM 19

Đăng nhận xét (0)
Mới hơn Cũ hơn