ALBUM 01
Ngày thứ bảy 26.08.2014 Cường Diệu cùng Sỹ Nhi đáp chuyến bay đi Singapore , chương trình đi do Sỹ Nhi thiết kế tự túc theo kiểu Free & Easy . Cường Diệu chỉ đi Singapore đến ngày 28.04 còn Sỹ Nhi tiếp tục hành trình du lịch đến Bali - Indonesia và Kuala Lumpur - Malaysia ( 09 ngày )
Có mặt tại Tân Sơn Nhất lúc 7:00 AM
Chuẩn bị vào khu vực kiểm tra an ninh
Trên đường ra máy bay
08:50 máy bay cất cánh , giờ bay khoãng 1:50 phút
Vào không phận Singapore
Sân bay Quốc tế Singapore Changi (tiếng Anh: Singapore Changi International Airport), hoặc được phổ biến hơn bởi 1 cách gọi đơn giản là Sân bay Changi (Changi Airport) là một trung tâm vận chuyển hàng không quốc tế (cảng trung chuyển hàng không) lớn và là cửa ngõ rất quan trọng của châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Diện tích 1500 ha, cách trung tâm thương mại của Singapore 20 km đông đông bắc.
Sân bay Changi là 1 trong 3 sân bay 5 sao trên thế giới theo đánh giá và nghiên cứu của Skytrax (2 sân bay kia là Sân bay Incheon ở Seoul-Incheon và Sân bay Hồng Kông), cả 3 sân bay này luôn nằm trong top 3 sân bay tốt nhất thế giới theo đánh giá và khảo sát của nhiều tổ chức kinh tế, du lịch, hàng không trên thế giới. Hàng năm vị trí dẫn đầu luôn được xem là sự phân tranh riêng của 3 sân bay này. Năm 2006, sân bay này soán ngôi Sân bay Hồng Kông để đoạt danh hiệu Sân bay tốt nhất thế giới do hành khách bầu chọn thông qua Skytrax. Năm 2007, sân bay này tiếp tục ở vị trí dẫn đầu trong danh sách các sân bay tốt nhất thế giới theo nghiên cứu khảo sát của Skytrax và nhiều cơ quan, tổ chức khác trên thế giới. Ngoài ra, sân bay Changi còn đạt được những giải thưởng khác như danh hiệu Sân bay ngủ đã nhất trong năm 2009 hay danh hiệu Sân bay mua sắm tốt nhất cũng trong năm 2009.
Sân bay sử dụng 13000 nhân công và đóng góp đáng kể (4,5 tỷ Đô la Singapore) cho nền kinh tế của đảo quốc Singapore. Năm 2009, sân bay này đã phục vụ 37,203,978 triệu hành khách, tăng 1.3% so với năm 2008 - xếp thứ 19 thế giới và thứ 5 châu Á về lượng khách phục vụ. Sân bay này cũng là một trong những sân bay vận chuyển hàng hóa hàng đầu thế giới - 1.854.610 tấn năm 2005. Sân bay này là trung tâm hoạt động của Singapore Airlines, Singapore Airlines Cargo, SilkAir, Tiger Airways, Jetstar Asia Airways, Valuair, và Jet8 Airlines Cargo, Garuda Indonesia và Qantas.
Sân bay Changi có 2 nhà ga (terminal) kết nối bằng hệ thống di chuyển bằng băng chuyền. Một nhà ga thứ 3 (T3) đã được xây dựng và đã hoàn thành vào tháng 02 năm 2008 và một nhà ga cho các hãng hàng không giá rẻ (Budget Terminal) đã được xây và mở cửa tháng 3/2006. Công suất của sân bay này (tính đến 2009) là 73 triệu khách/năm. Changi có thế đón máy bay khổng lồ Airbus A380 mà hãng Singapore Airlines đưa vào sử dụng cuối năm 2006. Hiện tại, Chính phủ Singapore đang có kế hoạch xây dựng thêm nhà ga T4 cho sân bay Changi.
Hệ thống giao thông công cộng tại Singapore khá hoàn chỉnh, việc đi lại rất dễ dàng và thuận tiện. Các loại hình giao thông công cộng bao gồm : Taxi, xe buýt, và tàu điện ngầm thế hệ mới (Mass Rapid Transit – MRT). Có thể nói với các phương tiện này, chúng ta có thể đi bất cứ nơi đâu trên đất nước Singapore mà không có điều gì phải lo lắng như khi đến bất cứ một thành phố nào khác ở châu Á.
Những điều luật nơi công cộng ở Singapore rất nghiêm ngặt : hút thuốc phạt 1000 SGD , phạt rất nặng và không được năn nỉ xin xỏ.... phạt thẳng tay nếu không chấp hành có thể bị phạt đòn roi ! Điệp qua đây bị "ức chế" không được hút thuốc thoãi mái , muốn hút phải đi tìm nơi có thùng rác .....( mất hứng !!! )
Bản đồ xe điện ngầm
Việc đầu tiên đến Singapore là tìm mua ngay loại thẻ Ezlink , có thể mua thẻ trả trước (Ezlink card) để sử dụng trên các phương tiện giao thông công cộng ở Singapore. Giá của thẻ là 15 SGD trong đó có 5 SGD không được hoàn trả nếu không sử dụng. Thẻ này giúp tiết kiệm chi phí đi lại nếu chúng ta sống ở Singapore trong một thời gian dài. Nếu sử dụng thẻ cần nhớ “quẹt” thẻ khi lên , xuống xe buýt hoặc tại các cửa ra vào ở các bến tàu điện ngầm (MRT).
Ra vào xe điện ngầm nhớ quẹt thẻ nhe......
Trên các phương tiện công cộng này không có người kiểm soát vé tất cả là tự động. Lần đầu tiên bạn đi MRT, bạn sẽ tìm ga tầu điện gần với bạn nhất, sau đó xác định trước bạn sẽ đến ga nào. Sau đó bạn vào ga và tiến tới boot (cột mua vé tự động). Màn hình cảm ứng xuất hiện, bạn nhấn ga cần đến, máy sẽ tính toán xem bạn phải mất bao nhiêu tiền. Bạn sẽ nhét tiền xu hoặc tiền lẻ vào máy (máy sẽ cộng thêm 1 S$ tiền cọc vé). Nếu bạn trả dư thì máy sẽ nhả vé và tiền thừa cho bạn.
Tàu điện ngầm ở Singapore có 3 tuyền chính : Tuyến Bắc – Nam (Màu đỏ), Tuyến Đông – Nam (màu tím) và Tuyến Đông – Tây (màu xanh lá cây). Để đến một địa điểm nào đó, trước hết bạn xác định nơi đến gần ga tàu điện ngầm nào nhất, sau đó mua vé đến ga đó. Có thể bạn sẽ phải xuống các ga trung chuyển (Interchange) để đổi tàu mới có thể đến được điểm cần đến.
Khi đã đến ga cần đến, bạn phải chú ý các biển chỉ dẫn để có thể đi ra các cửa thích hợp. Có khi một ga tàu điện ngầm có tới 8 cửa ra ở nhiều hướng khác nhau và đến các phố hoặc trung tâm thương mại khác nhau. Nếu bạn ra nhầm cửa thì có khi bạn sẽ phải đi bộ thêm đến cả cây số so với ra đúng cửa cần ra.
Tàu điện ngầm ở Singapore có 3 tuyền chính, chú thích theo 3 mầu,
bạn cần xác định nơi mình muốn đến để biết mình phải xuống tại ga tầu nào.
Các ga tàu điện ngầm rộng mênh mông đi bộ mệt nghĩ......
Nhịp sống của Singapore trông hiện đại quá mọi thứ đều tự động , ngăn nắp sạch sẽ , không ồn ào ...., chấp hành tự giác !
Xe đám cưới ở Khách sạn
Nhận phòng tại khách sạn 4 sao River View
Nhìn quang cảnh Singapore từ lầu 9 River View Hotel
Nhận phòng xong hai cha con khui chai rượu Cognac mừng đến Singapore
River View Hotel
Chiều 16:00 PM chuẩn bị dạo phố Singapore
Đường phố sạch sẽ ngăn nắp , xe cộ người đông nhưng không ồn ào mất trật tự !
Khu phố vui chơi ăn uống Clarke Quay
Clarke Quay nằm cạnh và trải dài bên bờ sông Singapore đã có bề dày lịch sử gần 150 năm. Thuở xưa, nơi đây là một làng chài khiêm tốn nhưng khá nhộn nhịp, với hình ảnh quen thuộc là những người công nhân bốc xếp làm việc siêng năng, những người phụ nữ Samsui (người phụ nữ ngày xưa có đội một chiếc mũ đỏ lớn) bán hàng rong, từng bước phát triển theo thời gian Clarke Quay trở thành một khu giao thương nổi tiếng giữa các đất nước Đông và Tây, ngư dân, thương nhân từ khắp nơi đổ về đây tạo nên một bức tranh thương cảng thật sầm uất.
Bức tranh nền ngày xưa là một cảng biển sôi động ngày nay vẫn được giữ nguyên và duy trì bởi nhịp sống hối hả ở thế giới hiện đại, giống như một kính vạn hoa đầy màu sắc với khu vui chơi, nhà hàng, cửa hàng hay các quán bar xập xình các giai điệu âm nhạc. Có thể nói Clark Quay ngày nay là một sự kết hợp hoàn hảo đầy sức sống giữa những nét đẹp truyền thống và lối sống hiện đại .
Ngày
nay, Clarke Quay được biết đến như là một trong những điểm vui chơi
phải đến tại Singapore. Dọc bờ sông là những tòa nhà đầy màu sắc, các
quán bar chơi đủ thể loại nhạc, vô số cửa hàng đồ cổ, nhà hàng, quán
cafe sành điệu, câu lạc bộ jazz và nhiều hơn thế nữa.
Khi màn đêm buông xuống, du khách thường tập trung tại khu phố đêm Clarke Quay. Bạn có thể vào những quán cà phê mang đậm phong cách châu Âu để lắng nghe những bản R&B hoặc ghé thăm CLB Ministry of Sound (MOS) với hệ thống âm thanh và ánh sáng hiện đại và những DJ chuyên nghiệp để cảm nhận không khí của thế giới sôi động ban đêm. Ngoài ra, du khách cũng có thể ghé qua khu giải trí ẩm thực để thưởng thức những món ăn đặc sắc phong phú và tận hưởng không khí thư giãn mát mẻ bên bờ sông lộng gió.
Con sông Singapore tại bến cảng Clarke ngày xưa dòng nước bị ô nhiễm nặng, chính quyền Singapore đã cho dờ bến về bến Pasir Panjang để vận chuyển hành hóa, còn Clarke Quay chính đã đã cải tạo lọc nước trong suốt 10 năm tốn rất nhiều chi phí, cải tạo từ năm 1977-1987 đã giải quyết được vấn đề nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề và bây giờ Clarke Quay đã trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn cho du khách khi đến với đất nước Singapore.
Khu Little India tập trung dân Ấn Độ
Chụp ảnh kỷ niệm với anh bảy chà
Thời tiết nóng quá áo của tôi lúc nào cũng ướt đẫn mồ hôi.....
Sỹ múa vũ điệu Ấn Độ
Đi mua sắm ở trung tâm China Town
Mang về một góc Văn hóa của người Hoa
Nằm
gần trung tâm thương mại nhộn nhịp, Chinatown là khu vực lịch sử có
diện tích lớn nhất Singapore. Khi Hầu tước Raffles tuyên bố Singapore là
một trạm thông thương buôn bán vào năm 1819, rất nhiều người Hoa đã đến
đây. Vào cuối những năm 1860, cộng đồng người Hoa đã chiếm tới 65% dân
số Singapore.
Khu Chinatown ngày nay gồm nhiều tiệm buôn có từ thời tiền chiến, là nơi sinh sống của những thương nhân cùng bán một loại hàng hoá trong nhiều thập kỷ như vải lụa, đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống, trang sức bằng vàng và ngọc bích. Hãy tới khu thương xá Yue Hwa nằm ở vị trí thuận tiện tại giao lộ giữa phố Eu Tong Sen và phố Upper Cross. Nơi đây bán nhiều sản vật Trung Hoa như trà, thảo dược, thức ăn, đồ gia dụng, đồ cổ, trang phục truyền thống như áo xường xám.
ALBUM 01
Ngày thứ bảy 26.08.2014 Cường Diệu cùng Sỹ Nhi đáp chuyến bay đi Singapore , chương trình đi do Sỹ Nhi thiết kế tự túc theo kiểu Free & Easy . Cường Diệu chỉ đi Singapore đến ngày 28.04 còn Sỹ Nhi tiếp tục hành trình du lịch đến Bali - Indonesia và Kuala Lumpur - Malaysia ( 09 ngày )
Có mặt tại Tân Sơn Nhất lúc 7:00 AM
Chuẩn bị vào khu vực kiểm tra an ninh
Trên đường ra máy bay
08:50 máy bay cất cánh , giờ bay khoãng 1:50 phút
Vào không phận Singapore
Sân bay Quốc tế Singapore Changi (tiếng Anh: Singapore Changi International Airport), hoặc được phổ biến hơn bởi 1 cách gọi đơn giản là Sân bay Changi (Changi Airport) là một trung tâm vận chuyển hàng không quốc tế (cảng trung chuyển hàng không) lớn và là cửa ngõ rất quan trọng của châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng. Diện tích 1500 ha, cách trung tâm thương mại của Singapore 20 km đông đông bắc.
Sân bay Changi là 1 trong 3 sân bay 5 sao trên thế giới theo đánh giá và nghiên cứu của Skytrax (2 sân bay kia là Sân bay Incheon ở Seoul-Incheon và Sân bay Hồng Kông), cả 3 sân bay này luôn nằm trong top 3 sân bay tốt nhất thế giới theo đánh giá và khảo sát của nhiều tổ chức kinh tế, du lịch, hàng không trên thế giới. Hàng năm vị trí dẫn đầu luôn được xem là sự phân tranh riêng của 3 sân bay này. Năm 2006, sân bay này soán ngôi Sân bay Hồng Kông để đoạt danh hiệu Sân bay tốt nhất thế giới do hành khách bầu chọn thông qua Skytrax. Năm 2007, sân bay này tiếp tục ở vị trí dẫn đầu trong danh sách các sân bay tốt nhất thế giới theo nghiên cứu khảo sát của Skytrax và nhiều cơ quan, tổ chức khác trên thế giới. Ngoài ra, sân bay Changi còn đạt được những giải thưởng khác như danh hiệu Sân bay ngủ đã nhất trong năm 2009 hay danh hiệu Sân bay mua sắm tốt nhất cũng trong năm 2009.
Sân bay sử dụng 13000 nhân công và đóng góp đáng kể (4,5 tỷ Đô la Singapore) cho nền kinh tế của đảo quốc Singapore. Năm 2009, sân bay này đã phục vụ 37,203,978 triệu hành khách, tăng 1.3% so với năm 2008 - xếp thứ 19 thế giới và thứ 5 châu Á về lượng khách phục vụ. Sân bay này cũng là một trong những sân bay vận chuyển hàng hóa hàng đầu thế giới - 1.854.610 tấn năm 2005. Sân bay này là trung tâm hoạt động của Singapore Airlines, Singapore Airlines Cargo, SilkAir, Tiger Airways, Jetstar Asia Airways, Valuair, và Jet8 Airlines Cargo, Garuda Indonesia và Qantas.
Sân bay Changi có 2 nhà ga (terminal) kết nối bằng hệ thống di chuyển bằng băng chuyền. Một nhà ga thứ 3 (T3) đã được xây dựng và đã hoàn thành vào tháng 02 năm 2008 và một nhà ga cho các hãng hàng không giá rẻ (Budget Terminal) đã được xây và mở cửa tháng 3/2006. Công suất của sân bay này (tính đến 2009) là 73 triệu khách/năm. Changi có thế đón máy bay khổng lồ Airbus A380 mà hãng Singapore Airlines đưa vào sử dụng cuối năm 2006. Hiện tại, Chính phủ Singapore đang có kế hoạch xây dựng thêm nhà ga T4 cho sân bay Changi.
Hệ thống giao thông công cộng tại Singapore khá hoàn chỉnh, việc đi lại rất dễ dàng và thuận tiện. Các loại hình giao thông công cộng bao gồm : Taxi, xe buýt, và tàu điện ngầm thế hệ mới (Mass Rapid Transit – MRT). Có thể nói với các phương tiện này, chúng ta có thể đi bất cứ nơi đâu trên đất nước Singapore mà không có điều gì phải lo lắng như khi đến bất cứ một thành phố nào khác ở châu Á.
Những điều luật nơi công cộng ở Singapore rất nghiêm ngặt : hút thuốc phạt 1000 SGD , phạt rất nặng và không được năn nỉ xin xỏ.... phạt thẳng tay nếu không chấp hành có thể bị phạt đòn roi ! Điệp qua đây bị "ức chế" không được hút thuốc thoãi mái , muốn hút phải đi tìm nơi có thùng rác .....( mất hứng !!! )
Bản đồ xe điện ngầm
Việc đầu tiên đến Singapore là tìm mua ngay loại thẻ Ezlink , có thể mua thẻ trả trước (Ezlink card) để sử dụng trên các phương tiện giao thông công cộng ở Singapore. Giá của thẻ là 15 SGD trong đó có 5 SGD không được hoàn trả nếu không sử dụng. Thẻ này giúp tiết kiệm chi phí đi lại nếu chúng ta sống ở Singapore trong một thời gian dài. Nếu sử dụng thẻ cần nhớ “quẹt” thẻ khi lên , xuống xe buýt hoặc tại các cửa ra vào ở các bến tàu điện ngầm (MRT).
Ra vào xe điện ngầm nhớ quẹt thẻ nhe......
Trên các phương tiện công cộng này không có người kiểm soát vé tất cả là tự động. Lần đầu tiên bạn đi MRT, bạn sẽ tìm ga tầu điện gần với bạn nhất, sau đó xác định trước bạn sẽ đến ga nào. Sau đó bạn vào ga và tiến tới boot (cột mua vé tự động). Màn hình cảm ứng xuất hiện, bạn nhấn ga cần đến, máy sẽ tính toán xem bạn phải mất bao nhiêu tiền. Bạn sẽ nhét tiền xu hoặc tiền lẻ vào máy (máy sẽ cộng thêm 1 S$ tiền cọc vé). Nếu bạn trả dư thì máy sẽ nhả vé và tiền thừa cho bạn.
Tàu điện ngầm ở Singapore có 3 tuyền chính : Tuyến Bắc – Nam (Màu đỏ), Tuyến Đông – Nam (màu tím) và Tuyến Đông – Tây (màu xanh lá cây). Để đến một địa điểm nào đó, trước hết bạn xác định nơi đến gần ga tàu điện ngầm nào nhất, sau đó mua vé đến ga đó. Có thể bạn sẽ phải xuống các ga trung chuyển (Interchange) để đổi tàu mới có thể đến được điểm cần đến.
Khi đã đến ga cần đến, bạn phải chú ý các biển chỉ dẫn để có thể đi ra các cửa thích hợp. Có khi một ga tàu điện ngầm có tới 8 cửa ra ở nhiều hướng khác nhau và đến các phố hoặc trung tâm thương mại khác nhau. Nếu bạn ra nhầm cửa thì có khi bạn sẽ phải đi bộ thêm đến cả cây số so với ra đúng cửa cần ra.
Tàu điện ngầm ở Singapore có 3 tuyền chính, chú thích theo 3 mầu,
bạn cần xác định nơi mình muốn đến để biết mình phải xuống tại ga tầu nào.
Các ga tàu điện ngầm rộng mênh mông đi bộ mệt nghĩ......
Nhịp sống của Singapore trông hiện đại quá mọi thứ đều tự động , ngăn nắp sạch sẽ , không ồn ào ...., chấp hành tự giác !
Xe đám cưới ở Khách sạn
Nhận phòng tại khách sạn 4 sao River View
Nhìn quang cảnh Singapore từ lầu 9 River View Hotel
Nhận phòng xong hai cha con khui chai rượu Cognac mừng đến Singapore
River View Hotel
Chiều 16:00 PM chuẩn bị dạo phố Singapore
Đường phố sạch sẽ ngăn nắp , xe cộ người đông nhưng không ồn ào mất trật tự !
Khu phố vui chơi ăn uống Clarke Quay
Clarke Quay nằm cạnh và trải dài bên bờ sông Singapore đã có bề dày lịch sử gần 150 năm. Thuở xưa, nơi đây là một làng chài khiêm tốn nhưng khá nhộn nhịp, với hình ảnh quen thuộc là những người công nhân bốc xếp làm việc siêng năng, những người phụ nữ Samsui (người phụ nữ ngày xưa có đội một chiếc mũ đỏ lớn) bán hàng rong, từng bước phát triển theo thời gian Clarke Quay trở thành một khu giao thương nổi tiếng giữa các đất nước Đông và Tây, ngư dân, thương nhân từ khắp nơi đổ về đây tạo nên một bức tranh thương cảng thật sầm uất.
Bức tranh nền ngày xưa là một cảng biển sôi động ngày nay vẫn được giữ nguyên và duy trì bởi nhịp sống hối hả ở thế giới hiện đại, giống như một kính vạn hoa đầy màu sắc với khu vui chơi, nhà hàng, cửa hàng hay các quán bar xập xình các giai điệu âm nhạc. Có thể nói Clark Quay ngày nay là một sự kết hợp hoàn hảo đầy sức sống giữa những nét đẹp truyền thống và lối sống hiện đại .
Ngày
nay, Clarke Quay được biết đến như là một trong những điểm vui chơi
phải đến tại Singapore. Dọc bờ sông là những tòa nhà đầy màu sắc, các
quán bar chơi đủ thể loại nhạc, vô số cửa hàng đồ cổ, nhà hàng, quán
cafe sành điệu, câu lạc bộ jazz và nhiều hơn thế nữa.
Khi màn đêm buông xuống, du khách thường tập trung tại khu phố đêm Clarke Quay. Bạn có thể vào những quán cà phê mang đậm phong cách châu Âu để lắng nghe những bản R&B hoặc ghé thăm CLB Ministry of Sound (MOS) với hệ thống âm thanh và ánh sáng hiện đại và những DJ chuyên nghiệp để cảm nhận không khí của thế giới sôi động ban đêm. Ngoài ra, du khách cũng có thể ghé qua khu giải trí ẩm thực để thưởng thức những món ăn đặc sắc phong phú và tận hưởng không khí thư giãn mát mẻ bên bờ sông lộng gió.
Con sông Singapore tại bến cảng Clarke ngày xưa dòng nước bị ô nhiễm nặng, chính quyền Singapore đã cho dờ bến về bến Pasir Panjang để vận chuyển hành hóa, còn Clarke Quay chính đã đã cải tạo lọc nước trong suốt 10 năm tốn rất nhiều chi phí, cải tạo từ năm 1977-1987 đã giải quyết được vấn đề nguồn nước bị ô nhiễm nặng nề và bây giờ Clarke Quay đã trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn cho du khách khi đến với đất nước Singapore.
Khu Little India tập trung dân Ấn Độ
Chụp ảnh kỷ niệm với anh bảy chà
Thời tiết nóng quá áo của tôi lúc nào cũng ướt đẫn mồ hôi.....
Sỹ múa vũ điệu Ấn Độ
Đi mua sắm ở trung tâm China Town
Mang về một góc Văn hóa của người Hoa
Nằm
gần trung tâm thương mại nhộn nhịp, Chinatown là khu vực lịch sử có
diện tích lớn nhất Singapore. Khi Hầu tước Raffles tuyên bố Singapore là
một trạm thông thương buôn bán vào năm 1819, rất nhiều người Hoa đã đến
đây. Vào cuối những năm 1860, cộng đồng người Hoa đã chiếm tới 65% dân
số Singapore.
Khu Chinatown ngày nay gồm nhiều tiệm buôn có từ thời tiền chiến, là nơi sinh sống của những thương nhân cùng bán một loại hàng hoá trong nhiều thập kỷ như vải lụa, đồ thủ công mỹ nghệ truyền thống, trang sức bằng vàng và ngọc bích. Hãy tới khu thương xá Yue Hwa nằm ở vị trí thuận tiện tại giao lộ giữa phố Eu Tong Sen và phố Upper Cross. Nơi đây bán nhiều sản vật Trung Hoa như trà, thảo dược, thức ăn, đồ gia dụng, đồ cổ, trang phục truyền thống như áo xường xám.