ALBUM 14 : Ngày 27 tháng 10 - Tampa - Florida
Buổi
chiều ngày 27 tháng 10 , Sui gia dì dượng sáu mời đến nhà tham gia
bửa tiệc Halloween thật vui và lạ mắt cảm giác ghê rợn mà thích thú vì
được hóa thân thành ....MA !!! Đúng ngày lễ là 31 tháng 10
Tên
gốc của Halloween là All Hallows’Eve, có nghĩa là đêm trước Ngày lễ các
thánh. “Hallow” là một từ tiếng Anh cổ có nghĩa là “thánh” và cuối cùng
đổi là Halloween. Kể tử đó, hàng năm cứ vào ngày 31/10, toàn dân trên
khắp thế giới háo hức tổ chức lễ hội Halloween. Các hoạt động phổ biến
trong lễ hội Halloween là trick-or-treat (trẻ con hoá trang đến gõ cửa
nhà hàng xóm để xin bánh kẹo), dự tiệc hóa trang, đốt lửa, khắc bí ngô
thành jack-o'-lantern, đớp táo, các trò đùa cợt, xem phim hoặc kể chuyện
kinh dị....
Anh Bảo hóa trang thành Cleopatra đến đón gia đình anh chị đến dự Halloween Party
Chồng Anh bảo hóa trang thành Caesar
Trước sân nhà thuê nhà hơi cho các bé vui chơi ...🥰🥰🥰
🥰 Caesar & Cleopatra 🥰
Bên trái là mẹ chồng của Anh Bảo
Trang phục Halloween truyền thống theo mô hình nhân vật siêu nhiên như những con quái vật, ma quỷ, bộ xương, phù thủy,... Theo thời gian, việc lựa chọn trang phục mở rộng và bao gồm các nhân vật nổi tiếng từ tiểu thuyết, người nổi tiếng, và các nguyên mẫu chung chung như ninja và công chúa.
Biểu tượng của ngày lễ Halloween là những trái bí ngô được khoét theo những khuôn mặt tưởng tượng. Trong truyền thuyết, vào ngày lễ Halloween, người đã chết sẽ quay về nhân gian tìm một cơ thể và nhập vào để được đầu thai vào năm sau. Đó là cách duy nhất để các linh hồn đó có thể được tái sinh.
Từ trước đến nay, người ta vẫn cho rằng lễ hội Halloween được bắt nguồn từ dân tộc Celt. Lễ hội Halloween đến Mỹ do những di dân đầu tiên, chủ yếu đến từ nước Anh và một số từ các vùng thuộc dân tộc Celt. Nhưng mãi đến thập niên 1800, Halloween mới trở thành lễ hội phổ biến và được nhiều người hưởng ứng.
Người Celt cổ xưa tin rằng biên giới giữa thế giới này và các thế giới khác trở nên mong manh vào dịp Samhain, cho phép những linh hồn (cả hai loại vô hại và có hại) đi qua. Linh hồn của gia đình, ông bà tổ tiên được vinh danh và mời vào nhà, còn các linh hồn xấu thì bị chặn lại. Người ta tin rằng sự cần thiết để tránh khỏi những linh hồn tà ác dẫn đến việc mặc trang phục và đeo mặt nạ. Mục đích của họ là để ngụy trang mình thành một linh hồn độc ác và do đó tránh bị làm hại
Người Celtic tin rằng ngày đó chính là ngày âm dương giao hòa, kẻ chết và người sống có thể tiếp xúc với nhau. Dĩ nhiên người sống không bao giờ muốn cơ thể của mình bị các linh hồn “cướp” mất. Vì thế vào Halloween, tất cả các làng mạc đều dập tắt lửa và mặc những trang phục cực kỳ ghê tởm và diễu hành ầm ĩ khắp xóm để xua đuổi các linh hồn đến tìm kiếm thân xác để nhập vào.
Ngày lễ Halloween của phương Tây gần giống với ngày Xá tội vong nhân rằm tháng 7 của phương Đông với quan niệm là ngày mở cửa địa ngục, các linh hồn được phép lên cõi dương đoàn tụ với gia đình. Trước đây, ngày này mang ý nghĩa tôn giáo nhưng hiện nay, lễ hội Halloween đơn thuần là dịp để người lớn, trẻ nhỏ kỉ niệm, vui chơi.
Việc cải trang trở nên phổ biến ở Scotland vào cuối thế kỷ 19, tại Mỹ vào đầu thế kỷ 20. Trang phục Halloween xuất hiện đầu tiên trong các cửa hàng trong những năm 1930 khi nghệ thuật hoá trang đã trở nên phổ biến tại Hoa Kỳ.
Theo như Kito giáo thì ngày Lễ Halloween là ngày cầu nguyện cho các linh hồn đã qua đời được siêu thoát lên thiên đàng. Nhưng cũng có tại liệu ghi lại rằng ngày lễ này bắt nguồn từ Thế kỷ thứ V trước công nguyên, từ phong tục của người Celtic ở vùng Ailen phía Bắc nước Anh. Theo đó, đây là ngày kỷ niệm sẽ diễn ra vào ngày 31/10, tức là kết thúc của mùa hè và là một nghi lễ để chào đón năm mới .
Màn đập giỏ kẹo của các bé thay phiên nhau đập giỏ kẹo bằng hình dáng trái bí ngô hay con mèo đen ... cho đến khi nó bị bể văng ra kẹo chứa bên trong !
Những hoạt động được biết đến và phổ biến rộng rãi nhất trong ngày lễ Halloween chính là lễ hội hóa trang Halloween và trò “Trick or Treat”. Là lễ hội du nhập từ phương Tây và được rất nhiều trẻ con và thanh thiếu niên Âu Mỹ yêu thích, lễ Halloween luôn được bọn trẻ rất mong chờ.
Màn đập giỏ kẹo của các bé thay phiên nhau đập giỏ kẹo bằng hình dáng trái bí ngô hay con mèo đen ... cho đến khi nó bị bể văng ra kẹo chứa bên trong !
Các biểu tượng liên quan đến Halloween được hình thành và phát triển theo thời gian. Ví dụ: củ cải được khoét rỗng thành những chiếc đèn lồng hình mặt quỷ, bên trong cắm 1 cây nến như là một cách tưởng nhớ các linh hồn đang chịu tội. Củ cải vốn được sử dụng ở Ireland và Scotland vào dịp Halloween. Những người nhập cư Bắc Mỹ sử dụng bí ngô, thứ sẵn có và lớn hơn nhiều, giúp cho việc khắc trở nên dễ dàng hơn. Truyền thống chạm khắc bí ngô của Mỹ (được ghi lại vào năm 1837) có liên quan tới thời gian thu hoạch nói chung, chỉ trở nên quen thuộc vào giữa đến cuối thế kỷ 19.
Ở Scotland, các linh hồn thường được thể hiện dưới dạng những người đàn ông trẻ mặc áo trắng đeo mặt nạ, che khuất hoặc bôi đen khuôn mặt. Samhain cũng là một thời gian để dự trữ thực phẩm và gia súc giết mổ cho các cửa hàng mùa đông. Đống lửa hội đóng góp một phần lớn trong các lễ hội. Tất cả các đống lửa khác bị dập tắt và mỗi nhà thắp sáng lò sưởi của họ từ lửa trại. Xương gia súc đã bị giết mổ được ném vào đống lửa hội. Đôi khi hai đống lửa sẽ được nhóm gần nhau, và mọi người cùng gia súc của họ sẽ đi bộ giữa chúng như là một nghi lễ tẩy rửa. Thông thường, vào ngày Halloween, trang phục về loài dơi thường xuất hiện nhiều nhất và có nhiều nhân vật khác được người ta chọn để hóa trang thành.
Các hình ảnh của Halloween có nguồn gốc từ nhiều nguồn, bao gồm cả thuyết mạt thế, phong tục tập quán, văn học hư cấu Gothic và văn học kinh dị (chẳng hạn như các tiểu thuyết Frankenstein và Dracula), và phim kinh dị cổ điển (chẳng hạn như Frankenstein và The Mummy). Hình ảnh đầu lâu, theo truyền thống của Công giáo, có ý nghĩa như là một sự nhắc nhở về cái chết và tính không bền vững của đời người, từ đó, đầu lâu trở thành hình ảnh thường thấy trong lễ Halloween. Vào dịp này, các ngôi nhà thường được trang trí bằng các biểu tượng có liên quan đến mùa thu như bù nhìn, bí ngô, vỏ ngô với chủ đề chính là về cái chết, quỷ dữ, quái vật thần thoại. Màu sắc chủ đạo là đen và da cam, đôi khi là tím.
Phần thứ hai của lễ Halloween thì được thanh niên và người lớn yêu thích hơn cả chính là lễ hội hóa trang Halloween. Đây là phong tục phổ biến nhất của ngày lễ. Những bộ trang phục là kết quả của sự sáng tạo bất ngờ, nhưng thưởng sẽ là những bộ quần áo theo chủ đề ma quỷ, phù thủy, hay các nhân vật hoạt hình, phim truyền hình nổi tiếng.
Trong thời Cải cách Tin Lành, giáo lý về luyện ngục bị phản đối, do vậy một số tập tục của Halloween bị bãi bỏ. Tại các thuộc địa Bắc Mỹ, trong khi người Anh giáo tại miền Nam và người Công giáo tại Maryland công nhận Lễ Vọng Các Thánh trong lịch phụng vụ thì người Thanh giáo vùng New England chống đối ngày lễ này và các lễ kỷ niệm khác, như Lễ Giáng sinh. Lễ hội Halloween kể từ đầu thế kỷ 19 mang nhiều đặc tính Mỹ, pha trộn và phát triển từ các tục lệ của dân nhập cư, trong khi đó có những tập tục lại bị lãng quên ngay tại nguồn gốc của chúng là châu Âu. Tuy nhiên, so với châu Âu, các truyền thống tôn giáo của Halloween tại Bắc Mỹ bị phai nhạt nhiều hơn. Ngày nay ở nhiều nơi, Halloween chủ yếu mang tính thế tục, giải trí và thương mại
Những hoạt động được biết đến và phổ biến rộng rãi nhất trong ngày lễ Halloween chính là lễ hội hóa trang Halloween và trò “Trick or Treat”. Là lễ hội du nhập từ phương Tây và được rất nhiều trẻ con và thanh thiếu niên Âu Mỹ yêu thích, lễ Halloween luôn được bọn trẻ rất mong chờ.
Katie cũng tham gia chơi đập lấy kẹo nè !
Nếu “Trick Or Treat là hoạt động chính của trẻ em với mục đích chính là đến gõ cửa các ngôi nhà trong đêm lễ hội hóa trang Halloween để xin kẹo. Những đứa trẻ sẽ hóa trang trong những bị trang phục theo chủ đề ma quỷ và cầm lồng đèn đi tới từng nhà gõ cửa. Đúng như tên trò chơi, sẽ gồm hai phần “Trick” tức đánh lừa với những trò chơi tinh ma, nghịch ngợm như lũ quỷ nhỏ và “Treat” tức là tiếp đón, đối xử của chủ nhà bằng cách cho kẹo và trái cây.