ALBUM 12 : Ngày 24 & 25 tháng 10 - Orlando - Florida
Sau khi đi chơi ở Seaworld Thanh Thảo mời gia đình Điệp Diệu dự tiệc ở Medieval Times có biểu diễn cởi ngựa theo kiểu thời Trung Cổ . Hình chụp trước cổng vào thật đẹp !
Bửa tiệc thật vui và hoành tráng , vừa ăn vừa xem các dũng sỹ thời trung cổ cỡi ngựa đấu kiếm thật dũng mãnh tiếng gươm giáo va chạm nhau kêu chan chát và tóe lửa thật nổi da gà !!!
Phần soup khai vị , ăn uống ở đây không có dao muỗng nĩa ! ăn theo kiểu trung cổ cầm và bốc tay 😋 😋 😋
Phần ăn chính 1/2 con gà nướng thật hấp dẩn , cầm tay ăn như dân thời trung cổ 🤪🤪🤪
Trong bửa tiệc dì tư người quản lý ở Medieval Times tuyên bố : Chào mừng gia đình Cường Diệu từ Việt Nam tới và Kỷ niệm 33 năm ngày cưới - Thật sung sướng và hạnh phúc , các con cám ơn dí tư nhiều lắm 🥰🥰🥰🥰🥰🥰🥰
Màn biểu diển bắt đầu.....
Trong màn biểu diễn khách tham dự chia làm hai phe nón hai màu đỏ vàng và Trắng đen phân biệt ngồi đối diện nhau ủng hộ phe của mình thi đấu gươm giáo 🤩🤩🤩 Trong Video sắp tới có quay cảnh đánh nhau khốc liệt lắm
Vua và Hoàng hậu đi trước kéo theo giàn tướng sỹ theo sau theo điệu nhạc hùng tráng thời Trung Cổ
Biểu diễn ngựa 😃
Cuối màn Vua và Hoàng Hậu ra chụp ảnh lưu niệm với khách
Cuối màn Vua và Hoàng Hậu ra chụp ảnh lưu niệm với khách
Sáng ngày 25 tháng 10 Thắng và Thảo đưa gia đình đi tham quan Trung tâm vũ trụ Cape Kenedy
Đường dẫn ra đảo Cape Kenedy hai bên là biển
Trung tâm Vũ trụ John F. Kennedy là nơi phóng các tàu vũ trụ của NASA gần Mũi Canaveral trên đảo Merritt, Florida, Hoa Kỳ. Nơi này nằm giữa Miami và Jacksonville, Florida. Nó dài khoảng 34 dặm và rộng khoảng 6 dặm, bao phủ 219 dặm vuông. Khoảng 17.000 người làm việc tại nơi này. Có một trung tâm cho khách ghé thăm và những tuyến tham quan dành cho dân chúng và trung tâm là một địa điểm du lịch cho du khách ghé thăm Florida. Bởi vì đa số khu vực của trung tâm nằm ngoài các dự án phát triển, nơi này cũng được sử dụng như là một khu bảo tồn đời sống hoang dã quan trọng, với chỉ khoảng 9% đất đã được phát triển.
Khu vực này đã được sử dụng bởi nhà nước từ 1949 khi Tổng thống Harry Truman thiết lập Bãi thử liên hợp tầm xa (Joint Long Range Proving Grounds) tại Mũi Canaveral để thử tên lửa. Địa điểm này là lý tưởng cho mục đích đó vì nó cho phép phóng về phía Đại Tây Dương, và nó gần đường xích đạo hơn hầu hết các phần khác của Hoa Kỳ cho phép tên lửa nhận thêm một sức đẩy từ chuyển động xoay của Trái Đất.
Đến cổng vào Kenedy Space Center
Khu du khách của Trạm Vũ trụ Kennedy, điều hành bởi công ty Delaware North không phụ thuộc vào tiền người dân đóng thuế, là nơi của một số bảo tàng, hai rạp chiếu phim IMAX, và các tuyến du lịch bằng xe bus khác nhau cho phép du khách có một cái nhìn gần hơn đến nhưng những khu vực cấm khác nhau mà người ngoài không thể vào.
Vào 1951 Không quân Hoa Kỳ thiết lập Trung tâm thử tên lửa của Không quân cạnh căn cứ không - hải quân trên sông Banana. Theo sau việc phóng vệ tinh Sputnik của Liên Xô, vệ tinh quỹ đạo đầu tiên, tên lửa Vanguard của Hải quân Hoa Kỳ phát nổ vào ngày 6 tháng 12 năm 1957. NASA được thành lập vào 1958 và nơi này được biến đổi thành một nơi phóng tên lửa chính. Redstone, Jupiter IRBM, Jupiter-C, Pershing, Polaris, Thor, Atlas, Titan và Minuteman tất cả đều được thử nghiệm ở địa điểm này, tên lửa Thor trở thành cơ sở cho thiết bị phóng có thể bỏ đi (expendable launch vehicle - ELV) tên lửa Delta, đã phóng lên vệ tinh Telstar 1 vào tháng 7 1962.
Sự thông báo của chương trình lên Mặt Trăng dẫn đến một sự mở rộng các hoạt động từ Mũi Canaveral đến đảo Merritt gần đó. NASA bắt đầu việc mua đất trong năm 1962, sở hữu 131 mi² bằng mua ngay là thương lượng với bang Florida để có thêm 87 mi². Vào tháng 7 năm 1962 toàn bộ nơi này được đặt tên là Trung tâm Phóng. Nó được đặt tên lại là Trung tâm Vũ trụ John F. Kennedy vào tháng 11 năm 1963, tôn vinh Tổng thống John F. Kennedy vừa bị ám sát. Mũi đất xung quanh Mũi Canaveral cũng được đặt tên lại là Mũi Kennedy, nhưng tên này không được thông dụng đối với dân địa phương và do vậy tên cũ đã được phục hồi vào năm 1973.
Chương trình lên Mặt Trăng có 3 giai đoạn —Mercury, Gemini và Apollo. Mục đích của Mercury đưa lên quỹ đạo một phi thuyền có người điều khiển. Chương trình bắt đầu tháng 10 năm 1957 sử dụng tên lửa liên lục địa Atlas như là cơ sở để mang lên những thứ của Mercury. Nhưng các thử nghiệm đầu tiên sử dụng tên lửa Redstone cho một loạt các chuyến bay lên quỹ đạo bao gồm chuyến bay 15 phút của Alan Shepard vào 5 tháng 5 và Virgil Grissom vào 21 tháng 7 năm 1961. Người đầu tiên được đưa lên bởi tên lửa Atlas là John Glenn vào 20 tháng 2 năm 1962.
Lịch sử khám phá vùng Florida
Kenedy Space Center nằm trên diện tích rộng 140.000 mẫu Anh (56.656 hecta), rộng bằng sáu lần Manhattan. Nằm trong các cấu trúc giống như nhà chứa máy bay xa trung tâm khác nhau có nhiều điểm thu hút chính, bao gồm các triển lãm nhiếp ảnh mô tả việc xây dựng và sử dụng các bệ phóng tàu con thoi đầu tiên.
Trung tâm Vũ trụ Kennedy (KSC) là một trụ sở phóng tàu không gian của NASA. Năm 1969, tàu Apollo 11 đã cất cánh từ đây và đưa những con người đầu tiên lên mặt trăng. Tàu con thoi không người lái vẫn thường xuyên được phóng vào không gian, vì vậy chúng ta nên kiểm tra trước để xem chuyến thăm của mình có trùng với một trong những sự kiện đầy kịch tính này không.
Chuyến tham quan của chúng tôi bắt đầu tại Khu liên hợp Du khách của Trung tâm Vũ trụ Kennedy, nơi xe buýt du lịch khởi hành 15 phút một chuyến. Các chuyến tham quan tự hướng dẫn này được bao gồm trong giá vé vào cửa, nên chúng tôi có thể lên xuống xe nhiều lần tùy ý. Trong số những điểm tham quan nổi bật mà chúng tôi sẽ đi qua có một bệ phóng tàu con thoi.chúng tôi cũng sẽ dừng chân tại Trung tâm Apollo/Sao Thổ V để ngắm một tên lửa mặt trăng. Chúng tôi có thể trả thêm phí cho chuyến tham quan có hướng dẫn của các chuyên gia không gian được đào tạo và cần đặt trước.
Bao gồm trong việc cho vào căn cứ là một chuyến xe bus đến khu vực giới hạn với một đài quan sát vào trong sân của Khu phóng 39, và vào Trung tâm Apollo-Saturn V. Đài quan sát cho phép một tầm nhìn không bị che khuất vào cả hai bệ phóng và toàn bộ khuôn viên của Trung tâm Vũ trụ Kennedy. Trung tâm Apollo-Saturn V là một bảo tàng lớn xây dựng xung quanh đối tượng triển lãm chính của nó, một tên lửa phóng Saturn V được phục hồi, và có các triển lãm khác liên quan đến không gian, bao gồm một phi thuyền Apollo. Hai rạp chiếu phim cho phép du khách sống lại những khoảnh khắc của Chương trình Apollo. Một mô phỏng lại môi trường ở trong một phòng điều khiển thời Apollo trong quá trình phóng một tàu Apollo, và rạp thứ hai mô phỏng việc đổ bộ của tàu Apollo 11.
Xe Bus đưa đi tham quan vòng quanh bên ngoài Trung tâm vũ trụ NASA , nằm trên diện tích rộng 140.000 mẫu Anh (56.656 hecta), rộng bằng sáu lần Manhattan. Nằm trong các cấu trúc giống như nhà chứa máy bay xa trung tâm khác nhau có nhiều điểm thu hút chính, bao gồm các triển lãm nhiếp ảnh mô tả việc xây dựng và sử dụng các bệ phóng tàu con thoi đầu tiên. Nhiều nơi còn hoang dã thỉnh thoảng có vài con cá sấu nằm ngóc đầu lên ven đường như chào mừng du khách 😀 😀 😀
Xe Bus đưa đi tham quan vòng quanh bên ngoài Trung tâm vũ trụ NASA , nằm trên diện tích rộng 140.000 mẫu Anh (56.656 hecta), rộng bằng sáu lần Manhattan. Nằm trong các cấu trúc giống như nhà chứa máy bay xa trung tâm khác nhau có nhiều điểm thu hút chính, bao gồm các triển lãm nhiếp ảnh mô tả việc xây dựng và sử dụng các bệ phóng tàu con thoi đầu tiên.
Khu vực nầy chỉ được nhìn từ ngoài thôi cấm vào !!!
Mô phỏng phòng điều khiển các vụ phóng phi thuyền
Tại Trung tâm Kenedy một trung tâm phóng lớn mới trị giá $800 triệu được xây dựng cho tên lửa phóng mới này—Khu vực phóng 39. Nó bao gồm một hangar có khả năng chứa đựng bốn tên lửa Saturn V, Khu nhà lắp ráp Vehicle Assembly Building (VAB, 130 million ft³); một hệ thống chuyên chở từ hangar đến bệ phóng, có khả năng chuyên chở 5440 tấn; một cấu trúc dịch vụ cao 446 foot có khả năng di chuyển và một trung tâm điều khiển. Việc xây dựng bắt đầu vào tháng 11 năm 1962, các bệ phóng được hoàn thành vào tháng 10 năm 1965, và VAB được hoàn thành tháng 6 năm 1965, và các hạ tầng cơ sở hoàn thành cuối năm 1966. Từ 1967 cho đến 1973, có 13 lần phóng tên lửa Saturn V từ Khu phóng 39.
Hy sinh vì nghệ thuật , lấy góc cạnh đẹp cho vợ con ....🥰🥰🥰
Apollo 9 là nhiệm vụ tàu vũ trụ có người lái thứ ba trong chương trình vũ trụ Apollo của Hoa Kỳ và chuyến bay đầu tiên của Mô-đun Lệnh / Dịch vụ (Command/Service Module) với Mô-đun Mặt Trăng (LM, Lunar Module). Đội gồm ba người, gồm có Chỉ huy James McDivitt, chỉ huy mô-đun thí điểm David Scott, và chỉ huy Lunar Module Rusty Schweickart, đã trải qua mười ngày trong quỹ đạo Trái đất thấp thử nghiệm một số khía cạnh quan trọng để hạ cánh trên Mặt Trăng, bao gồm động cơ LM, hỗ trợ cuộc sống đóng gói trong hệ thống, hệ thống định vị và điều khiển ghép nối. Nhiệm vụ này là lần phóng tên lửa thứ hai sử dụng tên lửa phóng Saturn V.
Bên cạnh đó, bạn còn được xem những thước phim tài liệu về quá trình phóng tàu con thoi; cách nó mang vệ tinh, thiết bị vào không gian; hoạt động trong không gian và trở về trái đất.
Đá mặt trăng 3.7 tỷ năm tuổi được phi hành gia Jim Irwin lấy từ mặt trăng !
Du hành vượt thời gian tại Nhà vinh danh Phi hành gia Mỹ. Du khách sẽ thấy các hiện vật và triển lãm về những người đầu tiên đi vào không gian. Ngoài ra còn có một bộ sưu tập lớn các sự kiện đáng nhớ cá nhân của các phi hành gia.
Apollo 9 là nhiệm vụ tàu vũ trụ có người lái thứ ba trong chương trình vũ trụ Apollo của Hoa Kỳ và chuyến bay đầu tiên của Mô-đun Lệnh / Dịch vụ (Command/Service Module) với Mô-đun Mặt Trăng (LM, Lunar Module). Đội gồm ba người, gồm có Chỉ huy James McDivitt, chỉ huy mô-đun thí điểm David Scott, và chỉ huy Lunar Module Rusty Schweickart, đã trải qua mười ngày trong quỹ đạo Trái đất thấp thử nghiệm một số khía cạnh quan trọng để hạ cánh trên Mặt Trăng, bao gồm động cơ LM, hỗ trợ cuộc sống đóng gói trong hệ thống, hệ thống định vị và điều khiển ghép nối. Nhiệm vụ này là lần phóng tên lửa thứ hai sử dụng tên lửa phóng Saturn V.
Chương trình Apollo (Project Apollo), đưa ra và thực hiện bởi Hoa Kỳ trong thập niên 1960, chính thức là từ 1961 đến 1975, có nhiệm vụ đưa con người lên Mặt Trăng và đưa các phi hành gia trở về Trái Đất một cách an toàn, trước năm 1970. Đó là mục đích được đặt ra bởi Tổng thống John F. Kennedy sau chuyến bay đầu tiên của Chương trình Mercury. Mục đích đó đã đạt được bởi phi vụ bay bởi tàu Apollo 11 trong tháng 7 năm 1969. Trong suốt chương trình, tên lửa Saturn được sử dụng để phóng các phi thuyền Apollo.
Sau khi phóng vào ngày 3 tháng 3 năm 1969, các phi hành đoàn thực hiện chuyến bay có người lái đầu tiên của một modul Mặt Trăng (LM), thực hiện việc tách rời và kết nối một modul LM, hai lần đi bộ ra ngoài vũ trụ (EVA), và lần kết nối thứ hai giữa hai phi thuyền có người lái — hai tháng sau khi Liên Xô thực hiện việc kết nối và phi hành đoàn đi bộ trên không gian giữa Soyuz 4 và Soyuz 5. Nhiệm vụ này đã chứng tỏ LM xứng đáng với chuyến bay vũ trụ có người lái. Các bài kiểm tra thêm của nhiệm vụ Apollo 10 để nhằm chuẩn bị cho mục tiêu cuối cùng của LM, hạ cánh trên Mặt Trăng. Phi hành đoàn đã trở về Trái đất vào ngày 13 tháng 3 năm 1969.
Sau khi xác định Mặt Trăng như là một mục tiêu, những nhà phác thảo chương trình Apollo phải đối mặt với thách thức của việc đưa ra một tập hợp các chuyến bay để có thể đáp ứng được mục tiêu đề ra bởi Kennedy trong khi phải làm giảm tối thiểu các rủi ro về nhân mạng, giá thành, và các yêu cầu về kỹ thuật và kỹ năng của phi hành gia.
Tàu vũ trụ đầu tiên, Enterprise, được chế tạo cho những chuyến bay thử nghiệm hạ cánh và tiếp cận và hoàn toàn không đủ khả năng cho một chuyến bay trên quỹ đạo ngoài vũ trụ. 4 tàu vũ trụ đầu tiên được chế tạo cho chuyến bay vũ trụ là: Columbia, Challenger, Discovery, và Atlantis. Trong số này, Challenger và Columbia đã bị phá hủy trong tai nạn năm 1986 và 2003 theo thứ tự, và tổng cộng 14 phi hành gia đã thiệt mạng. Tàu vũ trụ thứ 5, Endeavour, được chế tạo vào năm 1991 để thay thế tàu Challenger. Tàu con thoi chính thức kết thúc và về hưu ở nhiệm vụ cuối cùng của tàu Atlantis vào ngày 21 tháng 7 năm 2011.
Tàu con thoi, là một hệ thống tàu vũ trụ quỹ đạo thấp của trái Đất có thể tái sử dụng, được vận hành bởi Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA). Tên chính thức của chương trình là Space Transportation System (STS), được lấy từ một kế hoạch năm 1969 cho một hệ thống tàu vũ trụ có khả năng tái sử dụng khi mà nó là kế hoạch duy nhất nhận được tài trợ để phát triển . Những chuyến bay quỹ đạo thử nghiệm đầu tiên là vào năm 1981, và chuyến bay nhiệm vụ hoạt động đầu tiên bắt đầu vào năm 1982. Tàu con thoi được phóng tổng cộng 135 lần từ năm 1981 đến năm 2011, và phóng từ Trung tâm vũ trụ Kennedy (KSC) ở Florida, Hoa Kỳ. Các nhiệm vụ của tàu con thoi đã phóng vệ tinh, tàu thăm dò, và Kính viễn vọng không gian Hubble; thực hiện các thí nghiệm khoa học vũ trụ; và tham gia vào nhiệm vụ xây dựng và bảo dưỡng Trạm vũ trụ Quốc tế. Tổng cộng thời gian bay của đội tàu con thoi là 1322 ngày, 19 giờ, 21 phút và 23 giây .
Mô phỏng phòng lái trên tàu con thoi Atlantic
Khu dành cho du khách cũng bao gồm những cấu trúc điều hành bởi Hội Tưởng niệm Phi hành gia. Cấu trúc dễ thấy nhất là Đài tưởng niệm Phi hành gia, cũng được biết đến như là Gương Không gian, một tấm gương khổng lồ bằng đá granite đen khắc tên các tên các phi hành gia đã tử nạn trong khi thi hành nhiệm vụ. Các nơi khác trong khu du khách là Trung tâm Giáo dục Không gian, với nhiều tài liệu cho giáo viên, giữa các kiến trúc khác
Ba động cơ chính của tàu con thoi (Space Shuttle Main Engines - SSME) được gắn vào đuôi của trạm quỹ đạo dưới dạng tam giác. Ba động cơ này có thể nghiêng lên 10,5 độ và nghiêng xuống 8,5 độ từ bên này sang bên kia trong quá trình phóng để thay đổi hướng đẩy của chúng và lái tàu con thoi trong lúc đẩy.
Hệ thống điều khiển quỹ đạo (Orbital Maneuvering System - OMS) cung cấp các điều khiển trên quỹ đạo, bao gồm vào quỹ đạo, kết nối, bay vòng quanh, chuyển đổi, gặp gỡ, rời bỏ quỹ đạo.
Hệ thống điều khiển các phản ứng (Reaction Control System - RCS) cung cấp các điều khiển về độ cao và chuyển dịch theo 3 trục theo độ dốc, cuốn, trệch trong các giai đoạn bay vào quỹ đạo, vòng quanh quỹ đạo, và tái nhập khí quyển.
Hệ thống bảo vệ nhiệt độ (Thermal Protection System - TPS) bao phủ bên ngoài trạm quỹ đạo, bảo vệ nó từ độ lạnh cóng -121 °C (-250 °F) trong không gian đến 1649 °C (3000 °F), nhiệt độ lúc vào lại khí quyển.
Khoang chứa phi hành đoàn của trạm quỹ đạo bao gồm 3 tầng: tầng bay, tầng giữa và tầng sử dụng tiện ích. Tầng trên cùng là tầng điều khiển bay với những chỗ ngồi cho chỉ huy trưởng, phi công, hai chuyên gia của chuyến bay ngồi đằng sau. Tầng giữa, ở phía dưới tầng bay, có thêm 3 chỗ ngồi cho các thành viên còn lại của phi hành đoàn. Bếp, phòng vệ sinh, chỗ ngủ, tủ chứa quần áo và cửa sập bên hông cho việc vào ra tàu cũng ở tầng này, cũng như là cửa với khóa không khí (airlock). Khóa không khí cũng có thêm một cửa vào khoang chứa hàng hóa. Nó cho phép hai phi hành gia, mang bộ áo phi hành với đơn vị di động ngoài không gian
Chiều tối về có bửa tiệc chia tay tại nhà hàng Orlando ALE "Trăng tròn để rồi khuyết , người gần để ly biệt , tiệc vui nào cũng tàn"... . Bốn ngày ở Orlando trôi qua nhanh để lại tình cảm thật ấm áp ,gia đình Điệp Diệu xin trân trọng cám ơn Dì Tư , Dì bảy , Dì sáu , cùng các em đã dành thời giờ tiếp đón , đưa đi tham quan các điểm du lịch của Orlando ,đặc biệt là Thảo đã nhiệt tình lo lắng sắp xếp chu đáo cho gia đình anh chị có những ngày đẹp tuyệt vời ở Orlando 🥰 🥰 🥰
Đêm chia tay đi Tampa ở nhà Thanh & Thảo