ALBUM 08 : KÝ SỰ DU LỊCH HOA KỲ CỦA GIA ĐÌNH CƯỜNG DIỆU - THÁNG 10 2018
ALBUM 08 : Ngày 19 tháng 10 - SAN FRANCISCO
Trên lối vào cầu có khu vực giới thiệu thông tin về cây cầu nổi tiếng thế giới , và sợi cable mẫu khổng lồ chứa hàng chục ngàn cable nhỏ bên trong !
Trọng lượng của phần lưu thông được chuyển sang hai dây cáp xuyên qua hai tháp chính và cố định ở phần bê tông ở hai đầu. Mỗi dây cáp được làm bằng 27.572 sợi kim loại. Tổng chiều dài các sợi cáp cấu thành hai dây cáp chính là 80.000 dặm (129.000 km); tổng chiều dài này bằng 5,79 lần đường kính Trái Đất. Tổng số đinh tán dùng cho cây cầu là 1.200.000 cây.
Strauss là kỹ sư trưởng phụ trách thiết kế tổng thể và xây dựng của dự án. Tuy nhiên, do ông có ít kinh nghiệm và hiểu biết trong thiết kế cáp treo nên phần lớn các nhiệm vụ liên quan đến kỹ thuật và thiết kế do những chuyên gia khác phụ trách.
Irving Morrow, một kiến trúc sư dân cư gần như chưa được biết đến đảm trách thiết kế hình dáng tổng thể của những tháp cầu, kết cấu chiếu sáng, và các loại trang trí nghệ thuật như đèn đường, lan can và lối đi. Với sự thuyết phục của nhiều người dân địa phương, Morrow đã thay màu xám bạc chuẩn mực bằng màu cam quốc tế nổi tiếng dùng cho lớp sơn phủ của cây cầu và từ đó đến nay màu sắc đó vẫn không thay đổi.
Để tự quảng bá bản thân và được lưu danh, Strauss đã hạ thấp những đóng góp của các cộng sự của mình, những người đã làm việc hết mình để cây cầu được hoàn thành dù họ nhận được rất ít sự thừa nhận và được trả lương rất thấp. Ông đã làm được việc ghi công mình như là người đóng vai trò chính trong thiết kế và tầm nhìn của cây cầu. Chỉ rất lâu sau đó đóng góp của các thành viên khác mới được đánh giá một cách đúng đắn. Tháng 5 năm 2007, quận Cầu Cổng Vàng đưa ra báo cáo chính thức về 70 năm cống hiến của chiếc cầu nổi tiếng và quyết định điều chỉnh sai lầm cũ bằng cách công nhận Ellis là người thiết kế cây cầu.
Ellis là một học giả và là nhà toán học có thời gian làm giảng viên kỹ thuật cho trường Đại học Illinois mặc dù ông không có bằng cấp kỹ thuật nào (cuối cùng ông cũng lấy được bằng kỹ sư dân dụng của trường Đại học Illinois trước khi thiết kế cầu Cổng Vàng và sau đó làm giảng viên của Đại học Purdue trong 12 năm trước khi về hưu). Ông trở thành chuyên gia trong thiết kế kết cấu, tác giả của những quyển sách giáo khoa chuẩn mực thời bấy giờ. Ellis đã đóng góp nhiều lý thuyết và kỹ thuật để xây dựng cây cầu nhưng ông lại ít được tín nhiệm.Tháng mười một năm 1931, lấy lý do là để hạn chế chi phí gởi và nhận điện tín với Moisseiff, Strauss sa thải Ellis và thay thuộc cấp cũ của mình là Clifford Paine vào vị trí của Ellis.Do quá say sưa với dự án và không thể tìm được việc làm khác trong thời kỳ Suy Thoái, Ellis chấp nhận làm việc không lương 70 giờ một tuần.
Ngày 19 tháng 10 chúng tôi tham quan cầu Golden Gate , khi đến lúc khoãng 10:00am cây cầu bị sung mù phủ dầy đặc khiến mọi người thất vọng và buồn vì không chụp được ảnh đẹp ! Nhưng khi nghe mọi người xung quanh nói cố gắng kiên nhẫn chờ có lúc sương mù sẽ tan ... mọi nghười hy vọng như thế ! và vòng quanh chơi ở đây suốt hơn 1 giờ chờ cơ hội sương mù tan biến đi cho tôi nhờ ! trong suốt 1g chờ đợi cũng có lúc chiếc cầu kỳ quan thế giới lúc ẩn lúc hiện như trêu ghẹo chúng tôi ...
Chụp trước vài poses trong khi chờ sương mù tan !
Mặc dù nhìn giống như màu đỏ nhưng màu của cây cầu được gọi một cách chính thức là màu cam đỏ, được biết đến qua cái tên "quốc tế cam". Kiến trúc sư tư vấn Irving Morning là người lựa chọn màu sắc cho chiếc cầu bởi vì nó phù hợp với môi trường tự nhiên xung quanh và cũng để nó có thể nổi bật được giữa lớp sương mù.
Dory chờ sương mù tan chán quá ! đói bụng rồi !!!
Cây cầu được nhắc đến là một trong những ví dụ đẹp nhất của kỹ thuật xây cầu, cả về những thách thức trong thiết kế kết cấu và sự hấp dẫn thẩm mỹ của nó. Nó được Hội kỹ sư dân dụng Hoa kỳ bầu chọn là một trong những kỳ quan hiện đại của thế giới. Tạp chí du lịch Frommer thì cho rằng Cầu Cổng vàng "có thể là một cây cầu đẹp nhất, chắc chắn là một cây cầu được chụp ảnh nhiều nhất trên thế giới" (mặc dù Frommers cũng dành chữ "được chụp ảnh nhiều nhất" để vinh danh cầu tháp ở Luân Đôn, Anh) .
Cuối cùng khoãng hơn 11:00am trời không phụ lòng khách phương xa ! mọi người xung quang đều OH lên mừng rở gió thổi bay sương mù để lộ ra toàn bộ cây cầu Golden Gate lộng lẩy còn chút sương mù làm tăng vẻ đẹp huyền ảo ...
Nhịp cầu chính giữa là nhịp cầu dài nhất trong các cây cầu treo cho đến năm 1964, khi chiếc cầu Verrazano-Narrows được dựng lên giữa hai quận Staten Island và Brooklyn ở New York. Những chiếc tháp của cầu Cổng Vàng cũng là những cái tháp cầu treo cao nhất thế giới thời bấy giờ.Năm 1957 cầu Michigan's Mackinac hoàn thành với chiều dài vượt qua cầu Cổng Vàng và trở thành chiếc cầu treo hai tháp dài nhất thế giới. Tuy thế nhịp cầu của Mackinac vẫn ngắn hơn nhịp cầu của cầu Cổng Vàng.
Cầu Cổng Vàng (tiếng Anh: Golden Gate Bridge) hay Kim Môn kiều là một cây cầu treo nối liền Cổng Vàng, cửa ngõ vào của vịnh San Francisco và Thái Bình Dương. Là một phần của cả hai xa lộ US 101 và California State Route 1, chiếc cầu nối liền thành phố San Francisco trên mũi phía bắc của bán đảo San Francisco với hạt Marin. Khi được hoàn thành vào năm 1937, The Golden Gate Bridge là cây cầu treo dài nhất trên thế giới, và đã trở thành một biểu tượng quốc tế của San Francisco, California, Hoa Kỳ. Kể từ khi hoàn thành đến nay đã có tám chiếc cầu khác có chiều dài vượt qua Cầu Cổng Vàng. Tuy thế, nó vẫn là cây cầu treo dài thứ hai ở Hoa Kỳ, sau cầu Verrazano-Narrows ở New York. Vào năm 2007, nó đã được xếp hạng thứ năm trong Danh sách những kiến trúc Hoa Kỳ được yêu thích do Viện Kiến trúc sư Hoa Kỳ bầu chọn.
Thảo bạn Trang từ San Jose đến San Francisco hẹp gặp tại Golden Gate nầy , cũng hơn 20 năm mới gặp lại thật vui và xúc động .
Bá chồng của Thảo
Sương mù đã tan hoàn toàn cây cầu hiện ra vẻ đẹp hoàng tráng của nó với màu đỏ cam nổi bật !
Theo đánh giá của các chuyên gia hồi những năm 1930, xây dựng một cây cầu bắc qua lối vào Vịnh San Francisco là điều không tưởng. Eo biển nối liền Thái Bình Dương và Vịnh San Francisco này rộng tới 1600 mét và sâu tới 90 mét. Hơn thế nữa, nó lại nằm cách tâm chấn của trận động đất mạnh tàn phá San Francisco năm 1906 và làm chết 3.000 người có 13 km. Đó là chưa kể tốc độ gió ở đây lên đến 100 km/h, dòng chảy thủy triều 7,5 hải lý trên giờ và sương mù bao phủ nhiều ngày trong năm.
Sau khi rời cầu Golden Gate chúng tôi đi tham quan Cung điện Nghệ thuật - San Francisco
Cung điện nằm trong một không gian yên bình, phù hợp cho việc đi dạo hay dã ngoại. Giữa các khu vườn và một hồ nước có thiên nga bơi lội là cung điện, một nhà tròn và một giàn che dài 1.100 foot (335 mét). Đây là điểm đến nổi tiếng bởi sự tĩnh lặng của không gian và sự tráng lệ của kiến trúc.
Cung điện Mỹ thuật - Palace of Fine Arts được xây dựng theo kiến trúc La Mã nhằm thu hút các ngôi sao tại Triển lãm Quốc tế Panama-Thái Bình Dương năm 1915. Triển lãm này là để kỷ niệm việc hoàn thành Kênh đào Panama và sự hồi phục của San Francisco sau trận động đất năm 1906 và những trận hỏa hoạn sau đó. Nhà thiết kế Bernard Maybeck đã lấy chủ đề về tàn tích La Mã cho công trình này, lấy cảm hứng từ cả kiến trúc La Mã và Hy Lạp. Mục đích của ông là thể hiện “sự suy tàn của vương quyền và sự phù phiếm trong những thèm muốn của con người”.
Đây là một trong số ít những công trình còn tồn tại kể từ sau triển lãm. Bên trong công trình là các sân quần vợt và một kho xe tải và xe jeep của quân đội. Một chương trình khôi phục lớn vào những năm 1960 đã lấy lại sự huy hoàng trước đây của cung điện, đưa công trình trở lại kiến trúc cơ bản và sau đó tái cấu trúc với bê tông, lát đá và tạo cảnh quan mới.
Hiện nay, cung điện này là trụ sở của Exploratorium, một chuyến hành trình thú vị để khám phá các kỳ quan và điều bí ẩn của khoa học, với nhiều màn hình tương tác và hoạt động thực tế hướng tới trẻ em.
Cung Nghệ thuật Fine Arts nằm ở quận Marina của San Francisco, California
Cung điện Nghệ thuật được xây dựng theo lối kiến trúc La Mã để thu hút các ngôi sao tại Triển lãm Quốc tế Panama-Thái Bình Dương năm 1915
Triển lãm này là để kỷ niệm việc hoàn thành kênh đào Panama và sự phục hồi của San Francisco sau 1906 trận động đất và các vụ cháy sau đó. nhà thiết kế Bernard Maybeck mất chủ đề của di tích La Mã để làm việc này, lấy cảm hứng từ kiến trúc La Mã và Hy Lạp. Mục đích của ông là để cho thấy “sự suy giảm của vương quyền và phù phiếm của ham muốn của con người.”
Tại nơi nầy có nhiều cặp mới cưới đến làm lễ và chụp ảnh
Chia tay Thảo và Bá đi Cảng Ngư Phủ
Vịnh San Francisco vào năm 1769, các tàu châu Âu đã đi thuyền lên và xuống bờ biển California trong hơn 200 năm mà không nhìn thấy lối vào Vịnh San Francisco phủ đầy sương mù . Con tàu đầu tiên từng vào vịnh San Francisco là San Carlos, một chiếc thuyền Tây Ban Nha dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Juan de Ayala. San Carlos đã đến lối vào vịnh San Francisco vào ngày 5 tháng 8 năm 1775
Những con đường dốc thẳng đứng ở San Francisco
Vịnh San Francisco vào năm 1769, các tàu châu Âu đã đi thuyền lên và xuống bờ biển California trong hơn 200 năm mà không nhìn thấy lối vào Vịnh San Francisco phủ đầy sương mù . Con tàu đầu tiên từng vào vịnh San Francisco là San Carlos, một chiếc thuyền Tây Ban Nha dưới sự chỉ huy của thuyền trưởng Juan de Ayala. San Carlos đã đến lối vào vịnh San Francisco vào ngày 5 tháng 8 năm 1775
Những con đường dốc thẳng đứng ở San Francisco