Tảo mộ ở Bình Chánh và Đức Hòa - Long An
Thứ bảy 25.1.2014 nhằm ngày 25.12. Quý Tỵ gia đình tổ chức đi tảo mộ Ông Bà ở Bình Chánh - Chợ Đệm và Đức Hòa - Long An
Chuẩn bị từ sáng sớm gia đình Điệp gồm Kim ,Sỹ ,Nhi về Bình Chánh trước ( quê vợ) , khu thổ mộ gia đình Diệu xung quanh là ruộng lúa
Hàng năm, cứ vào khoảng ngày 24, 25 tháng Chạp là nhiều gia đình người Việt đi tảo mộ. Người ta đi thăm viếng, vun lại những nấm mồ, phát cỏ dại, chặt cây cối quanh mộ, sửa sang, tu bổ mộ phần những người quá cố trong gia đình, và cả những phần mộ của các vị tổ tiên nhiều đời trước đó.
Năm nay gia đình Diệp Diệu đi đúng ngày Tảo Mộ ( 25.12 Âl trúng ngày thứ bảy con cái tề tựu đủ) nên gặp đầy đủ bà con đông vui , ở dưới quê người ta gọi là Tảo mộ hội , dòng họ tộc kéo nhau đi cùng ngày lo quét dọn chât cây cỏ vun đắp sơn phết mồ mã Ông bà tổ tiên...., rồi sau đó cúng kiến xong tề tựu lại ăn uống trò chuyện rôm rả....
Có ngôi mộ cổ trong dòng họ ( Núm lục giác bên phải hình) trên 100 năm !
Tục tảo mộ cuối năm, ngoài là một phong tục phổ biến của người dân Việt khắp mọi miền đất nước, còn là một hoạt động mang tính dòng tộc rõ nét. Đặc biệt, những dòng tộc lớn thường có những ngày tảo mộ được quy định rất cụ thể, thường ghi trong gia phả như một truyền thống của dòng tộc để con cháu ở các thế hệ sau tiếp tục thực hiện, cũng để thắt chặt tình yêu thương, đoàn kết đồng thời cũng mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.
Mọi người cùng nhau thắp nhang tất cả các mộ phần trong khu vực .
Các em bà con cô cậu với Diệu
Đây là mộ phần của Nhạc phụ kế bên là sanh phần của Nhạc mẫu năm nay 98 tuổi .
Lo chuẩn bị nhang đèn, ghi tên tuổi người nhận đồ mã
Mâm rượu thịt trái cây cũng đã sẳn sàng
Sau khi đốt giấy vàng bạc , mọi người tề tựu ăn uống hàn huyên tâm sự cuối năm .
mọi người tề tựu ăn uống hàn huyên tâm sự cuối năm .
10:30AM Chuẩn bị từ giả Nhạc phụ lên đường về Đức Hòa
Ghé thăm và chúc tết dì dượng năm , hẹn với gia đình anh Tuấn tại nhà dì năm .
Yến Nhi làm thư ký chuyên lo viết tên tuổi người nhận vào đồ mã , về đây viết mõi tay luôn ! vì chị Đào mua nhiều thứ lắm !
Truyền thống tâm linh người Việt tin rằng, khi năm mới đến tất cả mọi thứ đều phải được chuẩn bị, sửa sang cho mới mẻ, kể cả nơi an nghỉ của ông bà, người thân.
Chuẩn bị dọn rượu thịt trái cây .......
Tục ngữ Việt Nam có câu “cao nấm ấm mồ”. Vì vậy, sửa sang nấm mồ cũng là một trong những việc hiếu đạo của con cái, thể hiện lòng kính trọng đối với đấng sinh thành, và các bậc tổ tiên đã khuất.
Nhưng cứ mỗi dịp cuối năm, khi sắp đến Tết Nguyên đán, mọi người cũng luôn sắp xếp thời gian để đi thăm viếng, chăm sóc phần mộ ông bà, cha mẹ, người thân của mình để tỏ lòng hiếu thuận.
Thắp nhang cho Ông Bà Ngoại
Chụp với phần mộ Ông Bà Ngoại
Về quê tảo mộ mỗi dịp xuân về đã trở thành một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta . Đó cũng là thể hiện của tình cảm hướng về với nguồn cội. Người ta ví: “Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu” là vậy. Ca dao xưa cũng có câu:
“Con người có tổ có tông
Như cây có cội, như sông có nguồn”
Sỹ lần đầu về quê cha mẹ vợ năm nay thiếu Hoàng Nga tết nầy hai vợ chồng về thăm nhà từ Mùng 3 đến Mùng 7 tết
Trong khi cúng kiến mọi người nói chuyện tâm sự vui vẻ , kể chuyện trên trời dưới đất ....
Ông bà về đang ngồi ăn uống cùng nghe các con cháu chuyện trò
Đốt đồ vàng mã
Sau khi dọn dẹp , cúng kiến xong mọi người cùng ăn uống trò chuyện vui vẻ
Chiều tối về ghé thăm mộ phần Ông Bà Nội và chú thím ba , vì nhà các con chú ba sát khu nhà mộ nên đồ cúng để trên bàn thờ trong nhà
Thắp nhang mộ ông bà Nội và chú thím ba